Nước nhiễm xạ đang chảy vào tòa nhà thuộc Fukushima 1

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 18/1 cho biết nước có thể chứa chất phóng xạ đang chảy vào cống ở tầng một tòa nhà chứa lò phản ứng số 3 tại Nhà máy điện Fukushima số 1.

>>> Nhật Bản: 1,6 triệu tấn nước nhiễm xạ thấm xuống đất

Máy quay của robot dọn rác hoạt động bên trong tòa nhà đã phát hiện ra khe rò rỉ nước rộng tới 30cm. Tuy nhiên, TEPCO khẳng định chỗ nước bị rò rỉ này không thoát ra khỏi tòa nhà.

TEPCO hiện vẫn đang đổ nước làm mát các thanh nhiên liệu vào lò số 1, 2 và 3 để tránh cho nhiên liệu không bị nóng chảy và nước đã rò qua các điểm hư hại của bể chứa lò số 3.


Bốn lò phản ứng hạt nhân và nhiều bồn chứa nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima tháng 2/2013. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

TEPCO đang tiến hành điều tra xem chỗ nước nhiễm xạ rò rỉ mà robot quay được có phải là nước dùng để làm mát lò hay không.

Nồng độ phóng xạ ở sàn tầng một của lò phản ứng số 3 lên tới 30 (milisievert) mSv/giờ.

TEPCO cho biết, vẫn chưa rõ thành phần và hàm lượng chất phóng xạ trong mẫu nước tìm thấy vì mức phóng xạ bên trong lò phản ứng thông thường cũng khá cao.

Lò phản ứng số 3 là một trong bốn lò phản ứng của Nhà máy Fukushima 1 bị hư hại sau sự cố điện hạt nhân hồi tháng 3/2011 sau khi trận sóng thần do động đất 9 độ Richter tấn công nhà máy làm hỏng hệ thống phát điện dự phòng.

Theo tính toán của giới chuyên môn, quá trình tháo dỡ các thanh nhiên liệu và lò phản ứng của nhà máy có thể sẽ mất nhiều thập kỷ và tiêu tốn hàng nghìn tỷ yen.

Ngày 18/12, TEPCO cho biết, sẽ đóng cửa vĩnh viễn hai lò phản ứng số 5 và số 6, hai lò duy nhất chỉ bị hư hại nhẹ sau trận động đất và sóng thần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News