Nước nhiễm xạ ở Fukushima 1 bị nghi ngấm ra Thái Bình Dương
Cơ quan pháp quy hạt nhân (NRA) Nhật Bản ngày 10/7 bày tỏ “hoài nghi cao độ” rằng nước nhiễm xạ cao tại Nhà máy điện Fukushima 1 đang đi vào nước ngầm và ngấm ra Thái Bình Dương.
Chủ tịch NRA Shunichi Tanaka cho biết: “Chúng ta phải tìm thấy nguyên nhân của ô nhiễm và đặt ưu tiên cao nhất cho việc tiến hành các biện pháp đối phó”.
Phát biểu trên của ông Tanaka được đưa ra sau khi NRA nghiên cứu các dữ kiện điều tra mới đây về nồng độ phóng xạ trong nước ngầm tại nhà máy cho thấy một lượng lớn các chất phóng xạ cesi và triti.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 sau thảm họa động đất và sóng thần.(Nguồn: AFP/TTXVN)
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành nhà máy, cho rằng nước nhiễm xạ cao rò rỉ từ hầm ngầm ra biển hồi tháng 4/2011 ngay sau khi cuộc khủng hoảng hạt nhân bắt đầu xảy ra ở nhà máy này song NRA cho biết nước chứa độc tố phóng xạ trong khu vực không phải là nguyên nhân duy nhất.
Theo TEPCO, nồng độ cesi trong nước ngầm thu được hôm 9/7 từ một giếng quan trắc ven biển cao gấp hơn 100 lần so với mẫu nước thu được hôm 5/7.
Mẫu nước ngầm nhiễm xạ chứa 11.000 becquerel (bql)/lít đồng vị cesi-134 và 22.000 bql/lít đồng vị cesi-137. Mẫu nước này cũng chứa 900.000 bql các chất phóng xạ khác phát ra tia beta như tronti.
Theo các quan chức của NRA, TEPCO đã tiến hành các biện pháp quây kín số nước biển nhiễm xạ ở các khu vực gần nhà máy nhưng chúng không hoàn toàn ngăn ngừa được sự lan rộng của các chất phóng xạ ngấm ra biển. Tuy nhiên, phía TEPCO khẳng định không thấy có “tác động đáng kể nào” đối với môi trường.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
