Nước nhiễm xạ tại Fukushima ngấm vào nước ngầm
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 5/9 cho biết đã phát hiện nồng độ chất phóng xạ 650 becquerel/lít trong nước ngầm gần một bồn chứa bị rò rỉ nước tại Nhà máy điện gặp sự cố Fukushima số 1.
>>> Nhật chi hơn 400 triệu USD dọn dẹp Fukushima
Việc phát hiện chất phóng xạ stronti và các tia beta khác cho thấy khả năng nước nhiễm xạ từ bồn chứa đã ngấm vào nước ngầm. Trước đó, TEPCO từng thông báo khoảng 300 tấn nước nhiễm xạ cao rò rỉ từ bồn chứa này.
TEPCO cho biết đã lấy mẫu nước ngầm ngày 4/9 tại một giếng nước được đài sâu hơn chục mét ở phía Nam của bồn chứa thuộc khu vực H4 nơi xảy ra rò rỉ nước nhiễm xạ.
Nhân viên của Bộ điều chỉnh hạt nhân Nhật Bản gần các thùng chứa nước phóng xạ tại nhà máy điện Fukushima Daiichi. (Nguồn: EPA)
Nồng độ phóng xạ của nước ngầm được tìm thấy thấp hơn so với nước nhiễm xạ trong bể có thể đã được pha loãng bởi nước mưa.
TEPCO tin rằng phần lớn nước độc hại bị rò rỉ bị thấm vào đất và chảy một phần ra biển thông qua một cống thoát nước gần đó. Hiện chưa rõ lượng nước chảy ra biển là bao nhiêu.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ sử dụng các giếng nước để bơm nước ngầm ra biển trước khi chỗ nước này chảy vào trong tòa nhà chứa lò phản ứng nhằm giảm bớt khoảng 400 tấn nước ngầm hiện đang chảy vào các tòa nhà mỗi ngày.
Việc xây dựng bước tường băng cũng đang được lên kế hoạch nhằm ngăn cản dòng nước. Tuy nhiên, theo kết quả đo đạc mới nhất, nước ở một số giếng đang lo ngại có thể cũng bị nhiễm xạ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
