Nước Pháp vinh danh Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Giáo sư thiên văn học kiêm nhà văn Trịnh Xuân Thuận sẽ là người Việt Nam đầu tiên nhận Giải thưởng Thế giới Cino del Duca do Viện Pháp quốc (Institut de France) trao vào ngày 6/6/2012.
>>> Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nói chuyện về khoa học vũ trụ
Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Viện Hàn lâm Pháp (thuộc Viện Pháp quốc). Đặc biệt, Giáo sư Thuận được vinh danh trong hai tư cách nhà khoa học và nhà văn.
Đây là giải thưởng văn chương và khoa học danh giá, trị giá 300.0000 euro, do hội đồng 14 thành viên của 4 viện hàn lâm thuộc Viện Pháp quốc xét tặng. Mục tiêu của giải thưởng Cino del Duca là nhằm khen thưởng "một tác giả Pháp hoặc ngoại quốc mà công trình, dù thuộc lĩnh vực văn học hay khoa học, hàm chứa một thông điệp của tinh thần nhân văn hiện đại".
Với tinh thần đó, thông cáo của Viện Pháp quốc nêu rõ: "quyết định trao Giải thưởng Thế giới năm 2012 cho Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn và nhà văn, về công trình phổ biến khoa học của ông bằng tiếng Pháp, một ngôn ngữ mà bản thân ông rất trân trọng".
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Viện này ghi nhận: "Song song với công việc nghiên cứu, ông (GS Thuận - PV) còn viết nhiều sách phổ biến tri thức khoa học dành cho công chúng rộng rãi, với cái nhìn phức hợp và tinh tế của một nhà khoa học giàu phẩm chất nhân văn, coi con người là "con đẻ của các vì sao", "sinh vật biết tự vấn về vũ trụ"; ông luôn tin tưởng vào vị thế của con người trong vũ trụ".
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nổi tiếng với các công trình phổ cập kiến thức khoa học về vũ trụ viết bằng tiếng Pháp. Từ cuốn sách đầu tiên năm 1988, đến nay, ông đã cho ra mắt hơn một chục tác phẩm.
Nhiều tác phẩm của ông phổ biến tri thức khoa học sâu sắc, ở trình độ cao, lưu hành rộng rãi ở hơn 20 nước trên thế giới, được dư luận quốc tế đánh giá rất cao như: Giai điệu bí ẩn (1988), Một nhà vật lý thiên văn (1992), Số phận của vũ trụ - Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000), Những con đường của ánh sáng (2008), Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao (2009), Vũ trụ và hoa sen (2011)...
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là người Việt đầu tiên và là người châu Á thứ hai nhận được giải thưởng Cino del Duca. Trước ông, đã có giáo sư y khoa Trung Quốc Vương Chấn Nghị, được giải thưởng vào năm 1998.
Trước đó, ông từng được tặng Giải thưởng Lớn Moron của Viện Hàn lâm Pháp về triết học (2007) và Giải thường Kalinga của UNESCO về phổ biến tri thức khoa học (2009).
Giải thưởng Thế giới Cino del Duca từng được trao tặng cho những nhân vật lớn, có đóng góp nổi bật trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật như: Andrei Sakharov, nhà vật lý người Nga; Vaclav Havel, Tổng thống Cộng hòa Czech; Léopold Sesdar Senghor, Tổng thống Cộng hòa Senegal; và các nhà văn nổi tiếng như Gorge Luis Borges, Mario Vargas Llosa, Milan Kundera...

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
