Nước sông Danube không còn độc
Các hợp chất kim loại và hữu cơ độc hại ngừng chảy vào sông Danube nhờ những nỗ lực khử độc trên một nhánh của nó.
>>> Chất thải bô xít Hungary đe dọa ô nhiễm diện rộng
>>> Bùn độc tràn tới sông dài thứ hai của châu Âu
Máy đào đổ thạch cao xuống sông Marcal để làm đông đặc các chất độc trong bùn đỏ. (Ảnh: AFP)
Gần 700 nghìn m3 chất thải tràn vào 7 làng sau khi bể chứa chất thải bôxít khổng lồ của một nhà máy sản xuất nhôm gần thị trấn Ajka ở miền tây Hungary vỡ hôm 4/10. Đây là thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hungary. Ít nhất 7 người chết và khoảng 150 người bị thương vì bùn độc.
Bùn độc tràn tới sông Raab và Danube tại thành phố Gyor hôm 7/10. Một quan chức quản lý nước của Hungary thông báo mức độ ô nhiễm của nước sông Danube đã vượt mức cho phép.
Theo Xinhua, hôm qua Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia Hungary đã đo độ kiềm trên đoạn sông Danube gần làng Gonyu. Đây là một trong những làng bị bùn đỏ tràn qua. Kết quả cho thấy độ pH giảm xuống mức 7,54 – tức là trung tính.
Suốt mấy ngày qua các công nhân đổ hàng tấn thạch cao (để làm kết tủa các chất độc) và axit axetic (để giảm nồng độ kiềm) xuống sông Marcal - một phụ lưu của sông Danube. Người ta còn áp dụng một số biện pháp khác để chất độc lắng xuống lòng sông.
Danube là sông có độ dài thứ hai ở châu Âu (sau sông Volga). Nó chảy qua Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Ukraine và Moldova trước khi đổ vào Biển Đen.
Công nhân dọn bùn trong làng Kolontar, một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm họa bùn độc tại Hungary, hôm 7/10. (Ảnh: AP)
Hiện tại giới chức Hungary đang hối hả xây một đê và sơ tán dân sau khi người ta phát hiện nhiều vết nứt lớn trên thành phía bắc của bể chứa chất thải từng vỡ hôm 4/10. Bộ trưởng Môi trường Zoltan Illes hôm qua nói thành phía bắc của bể chắc chắn vỡ trong vòng một tuần.
Bể chứa gần thị trấn Ajka vẫn còn chứa khoảng 2,5 triệu m3 bùn đỏ. Nếu thành bể vỡ hoàn toàn, bùn sẽ tràn tới những vị trí cách bể từ 1.000 tới 1.500 m.
“Chúng tôi không biết liệu thành phía bắc sẽ chịu đựng được thêm một ngày hay một tuần nữa, song thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, ông nói.
Nhiều chuyên gia nhất trí rằng thành bể sẽ vỡ, song chặn bùn đỏ tràn khỏi bể là việc mà họ có thể làm được. Một trong những giải pháp là chuyển chất thải sang bể chứa khác.
Bộ trưởng Illes nói bể chứa này sẽ chỉ an toàn nếu nó bị đóng cửa vĩnh viễn, còn chất thải bên trong được chuyển sang một bể mới. Tuy nhiên, dự án xây bể mới chưa bắt đầu.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
