Nuôi bò sữa góp phần đáng kể vào việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
Các nhà khoa học làm việc tại Bộ Nông nghiệp (USDA) Hoa Kỳ đã công bố các dữ liệu chi tiết đầu tiên về việc cơ sở chăn nuôi bò sữa đã góp phần phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô lớn.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các các nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu đất và thủy lợi vùng Tây Bắc, thuộc cơ quan nghiên cứu nông nghiệp (ARS) tại Kimberly, Idaho, Hoa kỳ.
Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp (ARS) là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, và nghiên cứu này nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ trong việc tìm ra các giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
April Leytem, nhà thổ nhưỡng học, làm việc tại cơ quan nghiên cứu nông nghiệp (ARS), điều hành dự án kéo dài một năm, nhằm giám sát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bao gồm: amoniac (NH3), CO2, khí mê tan (CH4) và Ôxít Nitơ, để tạo ra các sản phẩm sữa thương phẩm từ 10.000 con bò sữa ở miền nam bang Idaho, Hoa Kỳ. Cơ sở vật chất cho một nông trại thí nghiệm gồm: 20 bãi chăn thả tự do, 2 nhà vắt sữa, 1 chuồng dùng trị bệnh cho bò, 1 chuồng dành cho bò sữa, 1 máy tách phân bò rắn, 1 hồ chứa nước thải, rộng 25 mẫu Anh và 1 sân ủ phân bò, rộng 25 mẫu Anh.
Nuôi bò sữa cũng góp phần làm cho trái đất ấm dần lên
Dữ liệu tập trung được thu thập liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày mỗi tháng, cùng với nhiệt độ không khí, áp suất không khí trong phong vũ biểu, hướng gió và tốc độ gió. Sau khi dữ liệu này được thu thập, nhóm của Leytem sẽ tính ra lượng khí thải trung bình hàng ngày đối với mỗi khu vực trong mỗi tháng.
Kết quả chỉ ra rằng, trung bình mỗi ngày nông trại thí nghiệm tạo ra 1.619, 475 kg amoniac, 14.490,676 kg khí mê-tan và 185,277 kg nitơ oxit. Các bãi chăn thả tự do tạo ra: 78% hàm lượng amoniac của nông trại thí nghiệm, 57% nitơ oxit và 74% phát thải khí mê-tan của nông trại thí nghiệm trong mùa xuân.
Nói chung, lượng phát thải ra khí amoniac và nitơ oxit từ các khu vực chăn thả tự do có xu hướng thấp hơn trong cuối buổi tối và sáng sớm, rồi gia tăng suốt ngày để đạt mức cao nhất vào cuối ngày. Dao động hàng ngày này được mắc song song kiểu mẫu ở tốc độ gió, nhiệt độ không khí và hoạt động gia súc, nói chung toàn bộ gia tăng vào ban ngày. Khí thải amoniac và khí mê tan từ ao nước thải và bãi ủ phân cũng thấp vào cuối buổi chiều và sáng sớm và gia tăng vào ban ngày.
Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Environmental Quality.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
