“Nuôi” thịt trong phòng thí nghiệm

Thay vì phải chăn nuôi động vật để lấy thịt, một số nhà khoa học đang thử nghiệm việc "nuôi" thịt trong phòng thí nghiệm.

Một ngày nào đó, nhân loại sẽ dùng loại thịt được “nuôi” trong xưởng sản xuất? Tương lai thì chưa biết, nhưng hiện giờ, TS Vladimir Mironov (ĐH Y Nam Carolina) đang nuôi “thịt” trong phòng thí nghiệm. Việc nghiên cứu này đã được tiến hành suốt một thập kỷ nay.

TS Mironov – Giám đốc Trung tâm nuôi cấy mô của Khoa sinh học tế bào và y học tái tạo thuộc ĐH Y Nam Carolina – là một trong số ít các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu kỹ thuật “nuôi cấy” thịt – một sản phẩm mà ông tin có thể giải quyết khủng hoảng thực phẩm toàn cầu vì thiếu đất chăn nuôi.

 
Sản phẩm đầu tiên của thịt nuôi cấy chỉ trông giống thịt băm, các nhà nghiên cứu đang cố gắng tạo ra tảng thịt với đầy đủ mô cơ. Tổ chức PETA trao thưởng 1 triệu USD cho nhà khoa học đầu tiên sản xuất và thương mại hóa được thịt nuôi cấy. (Ảnh: Peta)

Nuôi cấy thịt cũng đang được xúc tiến tại Hà Lan nhưng ở Mỹ, vẫn chưa có nhu cầu cũng như kinh phí cho lĩnh vực này – TS Mironov cho biết. Viện quốc gia về Thực phẩm và Nông nghiệp Mỹ từ chối cấp vốn; Viện Sức khỏe Quốc gia cũng nói không và Cục quản lý Hàng không và Vũ trụ chi rất khiêm tốn, Mironov nói.

“Để đưa một công nghệ mới ra thị trường tốn trung bình 1 tỉ USD thì chúng tôi thậm chí cần chưa đến 1 triệu USD”, Mironov chia sẻ. “Bạn muốn loại thịt đó có vị như thế nào? Vị của thịt heo hay thịt cừu non? Chúng tôi sẽ tạo ra chính xác thứ mà bạn muốn bằng cách thiết kế kết cấu của chúng”, Mironov nói.

TS Mironov đã lấy từ gà tây những myoblast (tế bào phôi phát triển thành mô cơ) và “nuôi” chúng trong hỗn hợp dưỡng chất gọi là bovine serum để phát triển mô cơ xương động vật.

Nhóm nghiên cứu của ông cũng đang tìm cách thêm chất béo, hệ thống mạch máu vào các tế bào thịt được nuôi cấy để chúng có thể nhận oxy và phát triển thành một miếng thịt hoàn chỉnh, thay vì một mảnh mô cơ mỏng.

Thịt “nuôi cấy” có thể rẻ hơn thịt từ nông trại. Nếu công chúng chấp nhận thịt “nuôi cấy”, nó sẽ là món hàng sinh lợi. Nicholas Genovese, thuộc Tổ chức đối xử nhân đạo với động vật (PETA), nơi đang cấp tiền để điều hành phòng thí nghiệm nuôi cấy thịt của TS Mironov cho biết.

Theo lập luận của N. Genovese, động vật cần 1,4 – 3,6kg dưỡng chất để tạo ra 450 gram thịt. Đó là chưa tính đến 30% bề mặt trái đất dành cho việc chăn nuôi, chế biến thịt. Như vậy rất không hiệu quả, chúng tiêu tốn thức ăn và tạo ra chất thải. “Hơn nữa, nếu con người tiến hành khai phá các hành tinh khác, chúng ta phải cần đến thịt “nuôi cấy” chứ không thể mang cả một chú bò ra ngoài vũ trụ”.

Tuy nhiên, Genovese thừa nhận: “Con người sẽ kinh hoàng nếu biết rằng thịt họ ăn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Họ không thích kết hợp công nghệ với thực phẩm”, nhưng ông cũng nói thêm là “Chúng ta phải thấy những ý tưởng này như một sự phát triển. Nếu không chúng ta sẽ dậm chân tại chỗ. Cách đây 15 năm, có ai đã hình dung đến điện thoại iPhone hay chưa?”

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News