Nvidia tạo bản đồ vũ trụ 3D bằng siêu máy tính AI mạnh nhất thế giới
Nvidia đã cho ra mắt một siêu máy tính mới được cho là nhanh nhất trên thế giới về AI tại Trung tâm Máy tính Khoa học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia (NERSC) ở California.
Siêu máy tính này được đặt theo tên của nhà vật lý thiên văn Saul Perlmutter. Ban đầu, nó được giao nhiệm vụ xây dựng bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất thế giới với việc sử dụng hơn 6.000 GPU Nvidia A100 Tensor Core trên bo mạch.
Siêu máy tính này được đặt theo tên của nhà vật lý thiên văn Saul Perlmutter.
Hiện tại, siêu máy tính Perlmutter có khả năng cung cấp gần 4 exaFLOPS hiệu suất AI, điều biến nó trở thành “hệ thống nhanh nhất hành tinh sử dụng AI toán học dựa trên phép tính mixed-precision 16 và 32 bit”, theo Nvidia. Hiệu suất của nó sẽ được củng cố hơn nữa như một phần của “giai đoạn hai”, với sự ra đời của nhóm lõi CPU thứ hai.
Sau khi hệ thống hoàn tất, nó dự kiến sẽ nằm trong năm siêu máy tính hàng đầu trong bảng xếp hạng Top 500, đánh giá hiệu suất tổng thể bằng cách sử dụng điểm chuẩn Linpack Hiệu suất cao (HPL).
Theo Nvidia, hệ thống Perlmutter hoạt động dựa vào sự đóng góp của hơn 7.000 nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, hàng chục ứng dụng cũng đã sẵn sàng “có mặt” trong dự án này với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển thiên văn học và khoa học khí hậu.
“Trong một dự án, siêu máy tính sẽ giúp tạo ra bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất có thể nhìn thấy được cho đến nay. Nó sẽ xử lý dữ liệu từ Thiết bị Quang phổ năng lượng tối (DESI), một loại máy ảnh vũ trụ có thể chụp tới 5.000 thiên hà trong một lần phơi sáng”, Dion Harris, Trưởng nhóm Tiếp thị Sản phẩm Nvidia HPC&AI, giải thích.
Theo Harris, các nhà nghiên cứu cần tốc độ GPU của Perlmutter để chụp hàng chục lần phơi sáng trong một đêm để biết vị trí của DESI vào đêm hôm sau. Việc chuẩn bị dữ liệu của một năm để có thể xuất bản sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng dựa vào các hệ thống trước đó, nhưng với Perlmutter nhiệm vụ này sẽ giúp các nhà khoa học hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong vài ngày.
Hy vọng rằng sau khi hoành thành, bản đồ vũ trụ sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về năng lượng tối, lực đằng sau sự giãn nở ngày càng nhanh của vũ trụ. Việc phát hiện ra năng lượng tối vào năm 2011 đã mang về cho Saul Perlmutter giải Nobel.
Các dự án khác được thiết lập để chạy trên siêu máy tính Perlmutter cũng có những mục tiêu đầy tham vọng tương tự. Một số trong số đó sẽ sử dụng những đặc điểm độc đáo của lõi Tensor trong A100 để mô phỏng tương tác giữa các nguyên tử, điều mà trước đây là không thể.
Công trình nghiên cứu này có thể chứng minh điều kỳ diệu trong lĩnh vực khoa học vật liệu, bằng cách có khả năng khám phá ra những cách phát triển pin, nhiên liệu sinh học và những thứ tương tự hiệu quả hơn.
- Đồng hồ nguyên tử của Trung Quốc chỉ sai một giây sau 30 tỷ năm
- Trung Quốc phát triển siêu máy tính có thể mô phỏng suy nghĩ của con người
- Mắt kính phiên dịch mọi ngôn ngữ khác nhau của Google