Đồng hồ nguyên tử của Trung Quốc chỉ sai một giây sau 30 tỷ năm

Đồng hồ nguyên tử quang học của Trung Quốc được thiết kế để đạt độ chính xác một phần tỷ tỷ của một giây trên mặt đất, tương đương chỉ sai một giây sau 30 tỷ năm.


Đồng hồ nguyên tử của Mỹ sử dụng strontium để theo dõi thời gian. (Ảnh: Science Photo Library)

Nếu vượt qua đánh giá, đồng hồ nguyên tử do nhóm chuyên gia đứng đầu là Trung tâm dịch vụ thời gian quốc gia tại Tây An sẽ được đưa lên trạm vũ trụ Thiên Cung trong tháng 10 để phục vụ nghiên cứu vật lý cao cấp. Thiết bị cũng góp phần tạo nên mạng lưới bấm giờ cùng với vệ tinh định vị Bắc Đẩu và các cơ sở trên mặt đất trong vài năm tới, giúp tăng độ chính xác gấp hơn 4 lần. Đồng hồ nguyên tử quang học cho phép liên lạc và định vị nhanh hơn, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với quốc phòng.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang chờ kết quả kiểm tra để xem thiết bị hoạt động tốt tới mức nào trong không gian. Quá trình thử nghiệm bắt đầu vào cuối tháng 4/2022. Jun Ye, nhà vật lý ở Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ và Đại học Colorado Boulder, cho biết việc đạt độ chính xác tương tự trong vũ trụ rất khó. Ye là trưởng nhóm nghiên cứu phát triển đồng hồ quang học chính xác nhất thế giới trong phòng thí nghiệm.

Theo ông, phát triển đồng hồ quang học nhỏ và nhẹ hơn để sử dụng trong không gian rất khác so với sử dụng trong phòng thí nghiệm. Thách thức chính là làm thế nào để đạt kích thước nhỏ gọn cùng khả năng vận hành bền bỉ. Theo Xinhua, đồng hồ quang học phát triển cho trạm Thiên Cung phải nhỏ hơn 20 lần so với trong phòng thí nghiệm để lắp vừa trên giá thí nghiệm của trạm.

Trong lịch sử, con người đã sử dụng những hiện tượng thiên nhiên với chu kỳ dao động đều đặn để theo dõi thời gian như dựa vào vòng quay của Trái đất và chuyển động của các ngôi sao trong hàng nghìn năm. Chiếc đồng hồ nguyên tử đầu tiên được phát minh vào năm 1949 để đo thời gian bằng cách theo dõi tần số bức xạ của nguyên tử vốn cực kỳ ổn định. Ngày nay, định vị vệ tinh và tính giờ trên mạng Internet đều không thể thiếu đồng hồ nguyên tử. Các nhà khoa học châu Âu cũng đang tham gia dự án mang tên Atomic Clock Ensemble in Space nhằm đưa mạng lưới đồng hồ nguyên tử lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Đăng ngày: 30/06/2025
Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Đăng ngày: 22/06/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 15/06/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/06/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 25/05/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 26/04/2025
Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News