Robot cứu hộ, có khả năng cứu người đuối nước một cách nhanh chóng
Robot này sẽ ngoi lên từ dưới nước và cứu những người đuối nước ngay sau khi nhận được tín hiệu.
Mặc dù nhân viên cứu hộ rất quan trọng để duy trì sự an toàn của các hồ bơi, nhưng họ không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra trên và dưới mặt nước. Đây là lý do tại sao nhiều vụ tai nạn đuối nước đáng tiếc vẫn xảy ra tại các bể bơi. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi, bởi vì sẽ có một robot ẩn dưới nước có thể cứu con người.
Robot cứu những người đuối nước. (Ảnh: New Atlas).
Nguyên mẫu hiện tại của nó đang được phát triển bởi một nhóm kỹ sư từ Viện Fraunhofer về Quang điện tử, Công nghệ Hệ thống và Khai thác Hình ảnh của Đức. Họ đang phát triển dự án này cùng với các đồng nghiệp từ cơ quan cứu hộ dưới nước ở thành phố Halle. Theo đó, phần chính của robot sẽ nằm dưới nước ở đáy bể bơi, bến tàu và những nơi khác. Một hệ thống camera cũng được lắp đặt trên trần nhà để theo dõi các kiểu chuyển động và vị trí của người bơi trong bể. Khi một hệ thống máy tính dựa trên trí tuệ nhân tạo phát hiện có người đuối nước, nó sẽ gửi vị trí của họ cho robot.
Robot phản ứng bằng cách di chuyển đến các tọa độ được thông báo, sử dụng camera trên bo mạch để xác định vị trí trực quan của người có dấu hiệu đuối nước. Sau đó, nó nhô lên từ bên dưới để đưa những người đuối nước lên trên dựa vào cơ chế như một chiếc phao. Nếu người bơi không phản ứng, cơ chế siết chặt sẽ giữ cơ thể người đó ở vị trí thích hợp trên đầu robot để cơ thể không bị trượt ra.
Robot cũng có thể được sử dụng trong hồ, mặc dù trong trường hợp này, camera trên cao sẽ được gắn trên bóng bay hoặc máy bay không người lái. Ngoài ra, do chất lượng nước không trong như bể bơi nên robot sẽ tiếp cận người bơi bằng cách sử dụng cảm biến âm thanh thay vì camera quan sát.
Robot vận chuyển hình nộm lên bờ trong cuộc thử nghiệm. (Ảnh: New Atlas).
Trong một thử nghiệm được thực hiện tại hồ Hufeisensee ở thành phố Halle, nguyên mẫu robot đã định vị thành công một hình nộm nặng 80kg xuống độ sâu 3 mét. Sau đó robot đã cố định hình nộm, thả nổi nó rồi vận chuyển hình nộm đi xa 40 mét tới cho đội cứu hộ ở trên bờ. Mọi thứ hoàn thành trong khoảng 2 phút. Mặc dù phiên bản hiện tại của robot được chế tạo dựa trên khung của một phương tiện di chuyển dưới nước từ trước nhưng các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ chế tạo một mẫu riêng cho tương lai, có thiết kế nhỏ hơn, nhẹ hơn và giá thành rẻ hơn.
Đây không phải là những nhân viên cứu hộ robot đầu tiên trên thế giới. Nhiều thiết bị có chức năng tương tự đã được sản xuất như robot EMILY, U-Safe và Dolphin 1 có thể đi trên mặt nước để giải cứu người bơi gặp sự cố, hay thiết bị bay không người lái có tên Auxdron và Pars có thể thả các thiết bị nổi như phao cho người đuối nước từ trên không. Tuy nhiên, tất cả các thiết bị trên đều yêu cầu điều khiển từ xa theo thời gian thực bởi các kỹ thuật viên trên bờ. Trong khi đó, hệ thống đang được phát triển có thể làm việc hoàn toàn tự động.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
