Cảm biến hình ảnh nhỏ bằng hạt cát đạt kỷ lục thế giới
OmniVision, nhà phát triển các giải pháp hình ảnh kỹ thuật số tiên tiến, vừa tuyên bố họ đạt kỷ lục Guinness với cảm biến hình ảnh có tên OV6948. Đây là cảm biến hình ảnh nhỏ nhất trên thế giới với kích thước 0,575 mm x 0.575 mm.
Cùng với cảm biến, công ty cũng tuyên bố phát triển một modul máy ảnh dựa trên cảm biến có tên CameraCubeChip.
Cảm biến OV6948 như hạt cát trên đầu ngón tay. (Ảnh: OmniVision).
Trong thông báo của mình trên trang web của công ty, đại diện của OmniVision đề xuất việc sử dụng chính cho cảm biến mới và modul camera này dành cho các ứng dụng y tế. Họ khẳng định modul máy ảnh có thể được gắn vào máy nội soi dùng một lần để ghi lại hình ảnh độ phân giải cao của các bộ phận rất nhỏ của cơ thể thông qua các mạch máu như dây thần kinh, bộ phận mắt, tim, cột sống, khu vực phụ khoa, bên trong khớp và trong các bộ phận của hệ tiết niệu.
Đại diện cho công ty lưu ý, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ gần đây đã cảnh báo việc tái sử dụng máy nội soi dễ lây nhiễm chéo, vì thế đòi hỏi phải có biện pháp phòng ngừa. Việc sử dụng máy ảnh siêu nhỏ trong máy nội soi dùng một lần sẽ giải quyết được vấn đề này.
Các tính năng của modul máy ảnh mới với cảm biến nhỏ bé bao gồm trường quan sát 120 độ cùng với phạm vi lấy nét từ ba đến 30 mm. Mảng hình ảnh của cảm biến cho phép độ phân giải 200 x 200 hoặc 40 KPixel và có thể xử lý video ở tốc độ 30 khung hình/giây. Mô-đun máy ảnh cũng có đầu ra analog để truyền dữ liệu hình ảnh đến khoảng cách bốn mét với độ nhiễu tối thiểu. Máy ảnh cũng sẽ mát hơn đáng kể so với các đầu dò truyền thống, cho phép thời gian sử dụng lâu hơn bên trong bệnh nhân, nó tiêu thụ chỉ 25 mW điện năng.
Công ty cũng thông báo modul máy ảnh có thiết kế vi mạch và chỉ có kích thước 0,65 mm x 0,65 mm vuông và nó chỉ dày 1,158 mm, gần bằng một hạt cát. Kích thước nhỏ của chiếc cảm biến cho phép sử dụng nó không chỉ trong nội soi mà cũng có thể được sử dụng với ống dẫn và ống thông. Sự khác biệt về kích thước sẽ không phải nghi ngờ khi được bệnh nhân, những người đã phải trải qua các thủ tục xâm lấn khó chịu và đôi khi đau đớn với công nghệ hiện tại đánh giá cao. Công ty cũng hy vọng sẽ mở rộng phạm vi người dùng tiềm năng bao gồm bác sĩ thú y, những người hành nghề nha khoa và những người trong ngành công nghiệp.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
