Ổ cứng siêu nhỏ có thể lưu trữ 700 Terabyte

Các nhà khoa học đang phát triển một giải pháp lưu trữ kỹ thuật số có thể thay thế các kho dữ liệu cồng kềnh bằng một ổ cứng siêu nhỏ.

Các nhà khoa học đang phát triển một giải pháp lưu trữ kỹ thuật số có khả năng nén tới 700 terabyte dữ liệu vào trong một ổ cứng siêu nhỏ. Công nghệ này do các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) phát triển, có thể lưu dữ liệu trong một sợi nhỏ ADN nhân tạo - mắt thường gần như không nhìn thấy được.

Ổ cứng siêu nhỏ có thể lưu trữ 700 Terabyte
700 terabyte dữ liệu có thể được lưu giữ trong một sợi nhỏ ADN nhân tạo. (Nguồn: Getty Images).

Terabyte (thường được viết tắt là TB) là một thuật ngữ đo lường để chỉ dung lượng lưu trữ máy tính. Giá trị của một terabyte là một ngàn tỷ (1.000.000.000.000) byte, hay 1000 gigabyte.

"Phân tử tuyệt vời mang tên ADN này có khả năng lưu trữ hiệu quả tất cả các loại thông tin của bạn. Hơn thế, nó còn rất nhỏ gọn và rất bền. Chúng tôi đã đặt mục tiêu phát triển cho nó khả năng lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số trong hàng trăm hoặc hàng ngàn năm" - đồng tác giả Luis Ceze, Phó giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính và kỹ thuật của trường Đại học Washington cho biết.

Dữ liệu sau đó có thể được truy cập bằng cách sử dụng các kỹ thuật giải nén trình tự ADN. Đây là quá trình mà dữ liệu được "đọc" bằng cách chuyển đổi nó trở lại định dạng ban đầu.

"Trở ngại chính ngăn chặn sự phát triển hơn nữa các kỹ thuật lưu trữ này là chi phí liên quan đến việc tạo ra ADN nhân tạo. Cụ thể, các nhà nghiên cứu ở Anh ước tính, sẽ tốn hơn 12.000 USD cho mỗi megabyte để mã hóa dữ liệu ADN, nhưng chỉ tốn khoảng 200 USD cho mỗi megabyte để đọc dữ liệu trở lại", Tiến sĩ Spike Narayan, Giám đốc Khoa học và Công nghệ của tập đoàn IBM, cho biết.

Theo các chuyên gia, tất cả các dữ liệu trên thế giới dự kiến ​​sẽ đạt 44.000 tỷ gigabyte vào năm 2020.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News