Ô nhiễm ánh sáng làm giảm số lượng côn trùng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các khu vực có sự suy giảm mạnh số lượng côn trùng có cánh cũng có mức độ ô nhiễm ánh sáng cao.

Biến đổi khí hậu, thuốc trừ sâu và thay đổi cách thức sử dụng đất là những yếu tố gây ra sự suy giảm của quần thể côn trùng ở Đức. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các khu vực có sự suy giảm mạnh số lượng côn trùng có cánh cũng có mức độ ô nhiễm ánh sáng cao. Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm được coi là có tác động tiêu cực đến côn trùng, và các nhà khoa học nên chú ý hơn đến yếu tố này khi tìm nguyên nhân của việc suy giảm côn trùng trong tương lai.

Sinh khối của côn trùng bay đã giảm hơn 75% - con số đáng báo động. Nghiên cứu được công bố vào năm 2017 kết luận rằng những thay đổi của khí hậu và môi trường sống là yếu tố chính cho sự suy giảm trong quần thể côn trùng. Đồng thời, họ chỉ ra rằng những tác động này là chưa đủ để giải thích cho sự suy giảm mạnh mẽ về số lượng côn trùng.


Ánh sáng nhân tạo ngăn chặn côn trùng bay xa, gây ra thiếu hụt sự trao đổi di truyền trong các quần thể côn trùng.

Ánh sáng nhân tạo đã làm xáo trộn sự cân bằng của hệ sinh thái. Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm ảnh hưởng mạnh đến số lượng côn trùng và cộng đồng côn trùng ở các khu vực trong các khu đô thị có mức độ ô nhiễm ánh sáng cao hơn mức trung bình.

Côn trùng thường phụ thuộc vào bóng tối và ánh sáng tự nhiên từ mặt trăng và các ngôi sao để định hướng và di chuyển hoặc để thoát khỏi những kẻ săn mồi, và để thực hiện nhiệm vụ hàng đêm của chúng trong việc tìm kiếm thức ăn và tái tạo sinh học.

Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm làm rối loạn hành vi tự nhiên này - và có tác động tiêu cực đến cơ hội sống sót của côn trùng. Các nhà khoa học đã phân tích tất cả các nghiên cứu gần đây về tác động của ánh sáng nhân tạo vào ban đêm trên côn trùng, và thấy rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy mối liên hệ đáng tin cậy giữa ô nhiễm ánh sáng và sự suy giảm trong quần thể côn trùng. Ví dụ, côn trùng bay bị thu hút bởi ánh sáng nhân tạo, chúng có thể chết hoặc kiệt sức bởi ánh sáng này.

Ngoài ra, ánh sáng nhân tạo ngăn chặn côn trùng bay xa; gây ra thiếu hụt sự trao đổi di truyền trong các quần thể côn trùng, làm cho những quần thể này bị phân mảnh và có thể làm giảm sức đề kháng của côn trùng đối với các ảnh hưởng tiêu cực khác về môi trường, đặc biệt rõ rệt ở các vùng nông nghiệp.

Sự suy giảm quần thể côn trùng ở các vùng nông nghiệp - chiếm không ít hơn 11% diện tích đất trên toàn thế giới - không chỉ có nghĩa là sự suy giảm đa dạng loài mà còn gây nguy hiểm cho những hệ sinh thái quan trọng, ví dụ rõ ràng nhất là về loài bọ cánh cứng và ruồi, chúng có nhiệm vụ để thụ phấn cho cây.

Ngoài ra, những thay đổi về sự xuất hiện và hành vi của các loài gây hại như rệp hoặc kẻ thù của chúng như bọ cánh cứng và nhện có thể làm xáo trộn sự cân bằng của hệ sinh thái. Hơn nữa, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm cũng có thể có tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và thời gian ra hoa của cây, và do đó ảnh hưởng đến năng suất.

“Nghiên cứu tổng quan cho thấy ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là rất phổ biến và có thể có nhiều tác động tại các khu vực nông nghiệp, với hậu quả chưa được tìm hiểu rõ cho đa dạng sinh học và sản xuất cây trồng. Nói chung ô nhiễm ánh sáng được coi là một sự xáo trộn hệ sinh thái tiềm tàng trong các nghiên cứu tương lai để xác định các cách thức có thể được thực hiện để giảm bớt những lo ngại về môi trường”, Tiến sĩ Franz Hoelker, Trưởng nhóm nghiên cứu về ô nhiễm ánh sáng và sinh thái học tại IGB tổng kết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất