Ô nhiễm không khí làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới
Môi trường bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng của nam giới, cụ thể là khiến cho tinh trùng dị dạng và yếu hơn, đó là kết quả nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí chuyên ngành Occupational & Environmental Medicine.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên các hồ sơ y tế từ năm 2001 - 2014, đối với hơn 6.400 nam giới trong độ tuổi 15-49 ở Đài Loan (Trung Quốc) và nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa chất lượng tinh trùng và việc phơi nhiễm mật độ PM 2.5 trong không khí.
Khói mù ô nhiễm bao phủ khu vực Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 26/9. (Nguồn: AFP/TTXVN).
PM 2.5 là những hạt bụi bay lơ lửng trong không trung, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet, nhỏ hơn 30 lần so với sợi tóc người. Người hít phải những hạt bụi này có nguy cơ lên cơn đau tim, đột quỵ, mắc bệnh ung thư phổi và các bệnh khác về đường hô hấp.
Những nam giới nói trên được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất phơi nhiễm PM 2.5 trong vòng 3 tháng và nhóm thứ hai phơi nhiễm trong 2 năm. Mức độ ô nhiễm được đo tại nơi ở của họ trong thời gian tiến hành nghiên cứu, dựa trên các dữ liệu vệ tinh của NASA. Các dữ liệu cho thấy mật độ PM 2.5 đã tăng 5ug/m3 mỗi năm, trong khi kích thước và chất lượng tinh trùng của những người này cũng giảm tương ứng khoảng 1,29%. Mối liên hệ này được ghi nhận ở cả hai nhóm đối tượng nghiên cứu.
Các nhà khoa học cho rằng chất lượng tinh trùng suy giảm cũng có thể còn do nhiều yếu tố khác, song nghiên cứu này vẫn được xem là một lời khuyến cáo cho các cặp đôi đang muốn sinh con.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
