Ô nhiễm không khí tại châu Á gây nên những cơn bão khủng khiếp
Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác đang có những tác động rất lớn đến các đới khí hậu đi qua phía Bắc bán cầu, một nghiên cứu gần đây cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các chất gây ô nhiễm đang làm cường lực hơn các cơn bão trên Thái Bình Dương, cũng đồng thời gây thêm nhiều biến đổi tới hệ thống khí hậu ở các nơi khác trên thế giới. Sức ảnh hưởng của ô nhiễm thể hiện rõ nhất vào mùa đông. Nghiên cứu này vừa được công bố trên cuốn Kỷ yếu của Học viện Khoa học quốc gia PNAS.
Tác giả đứng đầu nghiên cứu ông Yuan Wang - đến từ Jet Propulsion Laboratory, Viện Công nghệ California cho biết: “Hậu quả của ô nhiễm thật sự rất khủng khiếp, nó làm cho mây trở nên dày hơn, cao hơn cũng như làm lượng mưa trở nên nặng hạt hơn nhiều”.
Bầu khí quyển độc hại
Có rất nhiều vùng của châu Á mà mức độ ô nhiễm đang ở mức báo động.
Tại Bắc Kinh, các chất gây ô nhiễm thường xuyên lên đến mức độ cực kỳ nguy hiểm, trong khi đó, tại New Delhi - thủ đô Ấn Độ, việc thải ra các chất này cũng thường đạt lên trên mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Điều này không chỉ gây ra những hệ lụy thảm khốc cho người dân sinh sống trong vùng, hơn nữa còn chứng minh được những tác động khác đối với môi trường, khí hậu và Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu cho biết, những luồng ô nhiễm nhỏ bị thổi bay về phía Bắc Thái Bình Dương, tại đây, chúng tương tác với những giọt nước có trong không khí. Điều này biến những đám mây trở nên dày đặc hơn, góp phần làm những cơn bão trên biển trở nên càng dữ dội.
Tiến sĩ Yuan Wang cho hay: “Bởi vì đường đi của bão trên Thái Bình Dương là một phần quan trọng trong việc lưu thông chung khí hậu toàn cầu, nên các tác động của ô nhiễm tại các quốc gia châu Á lên hướng bão đang gây ra thêm những tác động vào đới khí hậu của các vùng khác trên thế giới vào mùa đông, đặc biệt là những vùng xuôi theo dòng chảy như Bắc Mỹ”.
Bình luận về nghiên cứu này, giáo sư Ellie Highwood - nhà vật lý học khí hậu thuộc University of Reading nói rằng: “Chúng ta phải gia tăng nhận thức rằng ô nhiễm trong bầu khí quyển không chỉ gây tác động đến môi trường nơi nó sinh ra, mà còn điều khiển sức ảnh hưởng khủng khiếp đến nhiều nơi khác trên thế giới. Nghiên cứu này chính là một ví dụ điển hình chứng tỏ điều đó”.
Nghiên cứu không chỉ thức tỉnh các quốc gia châu Á mà còn kêu gọi tất cả các nước trên thế giới giảm thiểu các chất gây ô nhiễm để đảm bảo cho chính sự sống của họ trên hành tinh này.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
