Ô nhiễm không khí, Trung Quốc chiếu cảnh mặt trời mọc trên màn hình LED
Không khí ô nhiễm nặng nề khiến mặt trời dường như hoàn toàn "biến mất" ở Bắc Kinh trong buổi sáng ngày thứ Năm vừa qua. Tuy nhiên, người dân vẫn được chứng kiến cảnh mặt trời mọc qua màn hình LED giữa trung tâm thủ đô.
Thông thường những màn hình LED tại trung tâm các thành phố lớn luôn trình chiếu các địa danh tham quan du lịch nổi tiếng nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh không khí ô nhiễm nặng nề khiến mặt trời dường như hoàn toàn "biến mất" tại Bắc Kinh trong buổi sáng ngày 16/1 vừa qua, chính quyền địa phương đã quyết định chiếu cảnh mặt trời mọc trên màn hình LED giữa trung tâm thành phố.
Rất nhiều người dân Bắc Kinh đeo khẩu trang tới chứng kiến cảnh "mặt trời mọc" khi tấm biển lớn ở Quảng trường Thiên An Môn cho trình chiếu hình ảnh mặt trời chói sáng.
Ngày (16/1), toàn bộ Bắc Kinh bao trùm trong màn khói bụi dày đặc. Các nhà chức trách đã đưa ra cảnh báo cho người dân, yêu cầu học sinh và người già phải tuyệt đối ở trong nhà cho tới khi tình hình ô nhiễm không khí được giảm xuống.
Trong khi đó, những người đi đường phải đeo khẩu trang kín mít và nhanh chóng di chuyển tới nơi làm việc để tránh hít phải luồng không khí ô nhiễm nguy hiểm. Một người tham gia giao thông cho biết: "Tôi không thể nhìn thấy những tòa nhà cao tầng vào buổi sáng ngày hôm nay. Không khí trở nên ô nhiễm kinh khủng trong khoảng 2, 3 năm trở lại đây. Tôi thường xuyên bị ho và sụt sịt vì khói bụi. Nhưng tôi có thể làm được gì? Tôi chỉ có thể uống thật nhiều nước để lọc bỏ những chất độc hại trong cơ thể mình ra".
Màn hình LED tại Quảng trường Thiên An Môn với dòng khẩu hiệu "bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của tất cả mọi người".
Báo cáo mới đây cho biết chỉ số ô nhiễm đo được tại Bắc Kinh đã cao gấp 20 lần so với mức an toàn theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cũng đã tiến hành kiểm tra và cho hay mức độ ô nhiễm đã cao hơn 25 lần tiêu chuẩn an toàn mà WHO quy định. Tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc rất đáng báo động. Đặc biệt là vào mùa Đông khi nhu cầu sử dụng khí đốt để sưởi ấm tăng cao.
Theo báo cáo của chủ tịch Hiệp hội y khoa Trung Quốc, hàng năm có từ 350.000 người đến 500.000 người chết yểu vì ô nhiễm không khí tại Trung Quốc.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
