Ô nhiễm làm chim hót hay hơn

Các nhà khoa học cho rằng, ô nhiễm làm thay đổi giai điệu của chim đực và khiến chúng hót hay hơn. Sự thật này dẫn tới xu hướng “thích ô nhiễm” của các loài chim và các tác hại không nhỏ đối với chúng.

>>> Nhiễm độc nghiêm trọng vì nước biển chứa dầu tràn

Các nhà khoa học tập trung vào các con chim sáo đá hoang ở châu Âu, loài có thức ăn là các con giun đất trong khu vực có rất nhiều nhà máy nước thải. Khu vực này bị ô nhiễm bởi các chất hóa học có tính chất giống với estrogen (loại hoocmon tiết ra từ cơ quan sinh dục nữ).

Sau khi xác định loại chất độc các chú chim ăn phải, nhà sinh thái học Shai Markman đến từ đại học Cardiff, xứ Wales và các đồng nghiệp của ông đã thí nghiệm trên các con chim sáo đá. Có 2 nhóm thí nghiệm: một nhóm ăn giun sạch và một ăn giun bị nhiễm các chất ô nhiễm tương tự ở nhà máy xử lý chất thải.


Một chú chim sao đá đang hót. (Ảnh: Livescience)

Các nhà nghiên cứu cho hay chất ô nhiễm đã tác động và mở rộng đáng kể khu vực não bộ phức tạp điều khiển chức năng hót của chim đực. Những con đực này hót thường xuyên hơn, “sáng tác” ra các bài hát dài hơn, phức tạp hơn khiến chim cái rất thích thú.

Nhưng cũng thật không may, các chất ô nhiễm đe dọa sức khỏe của các chú chim, giảm khả năng miễn dịch của chúng. Do đó, các chú chim cái phải lựa chọn: hoặc những con chim đực to khỏe hoặc hót hay.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra chim cái thích giao phối với các con chim là nạn nhân của ô nhiễm hơn”, bà Buchana nói trên LiveScience. “Điều đó rất nguy hiểm vì chúng ta hiểu rõ mức độ mà ô nhiễm ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch. Và rất có thể nó còn ảnh hưởng tới giống nòi và khả năng sinh sản của chim. Ô nhiễm sẽ đe dọa nghiêm trọng tới số lượng của các loài chim".

“Và điều chắc chắn rằng tất cả các loài chim đều bị tác động theo một cách giống nhau”, bà Buchana nói thêm.

Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm trên chim cái vẫn chưa rõ ràng nhưng chúng dần bị nam tính hóa, với việc bắt đầu hót khi những con chim cái bình thường không hót.

Tham khảo: Livescience

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News