Ô nhiễm môi trường làm giảm kích thước bào thai
Một nghiên cứu tại Australia cho thấy bào thai của những phụ nữ sống trong môi trường ô nhiễm nhỏ hơn so với người sống trong môi trường trong lành.
Tiến sĩ Adrian Barnett của Đại học Công nghệ Queensland (Australia), tiến sĩ Craig Hansen của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ và tiến sĩ Gary Pritchard của công ty PacUser (Mỹ) tiến hành nghiên cứu về tác động của ô nhiễm môi trường đối với bào thai trong 10 năm.
Theo Science Daily, ba nhà khoa học phân tích kết quả siêu âm của hơn 15.000 thai phụ tại thành phố Brisbane (Australia). Tất cả đối tượng nghiên cứu sống trong khu vực bị ô nhiễm có đường kính 14 km. Bào thai của họ được 13 đến 26 tuần khi tiến hành siêu âm. Sau đó nhóm nghiên cứu so sánh kích thước bào thai của hơn 15.000 người nói trên với những thai phụ sống ở khu vực nông thôn có bầu không khí trong lành.
"Chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường mà phụ nữ sống và kích thước bào thai. Nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí càng cao thì chiều dài xương đùi, chu vi bụng và chu vi đầu của thai nhi càng nhỏ", tiến sĩ Barnett nhận xét.
Ảnh minh họa của topnews.in.
"Nhiều người nói rằng thành phố Brisbane không bị ô nhiễm vì không khí ở đó trông rất sạch, nhưng bạn nên biết chúng ta không thể nhìn thấy chất gây ô nhiễm bằng mắt thường. Những người ở gần các đường lớn và đông đúc có nguy cơ phơi nhiễm với không khí bẩn lớn nhất", Barnett nói.
Tiến sĩ Barnett khuyên phụ nữ có thai giảm thiểu việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm, đặc biệt là khí thải do các phương tiện cơ giới tạo ra.
Nghiên cứu của Barnett và cộng sự được đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
