Ô nhiễm nước khiến dân mất kế sinh nhai

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, ô nhiễm nguồn nước khiến hầu hết các hộ dân sống dựa vào nguồn lợi thủy sản từ các con sông đã không còn kế sinh nhai.

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) chiều qua công bố kết quả khảo sát về tác động sông ngòi tới cuộc sống người dân ở các lưu vực sông ở nhiều khu vực trên cả nước. Báo cáo của PanNature được thực hiện bằng cách nghiên cứu tư liệu báo chí viết về sông ngòi của 60 trang tin điện tử, tờ báo từ năm 2006 đến 2010 và phỏng vấn trực tiếp 1.300 hộ dân.

Ba khu vực được chọn để khảo sát gồm một số phường thị xã Phủ Lý (Hà Nam) khu vực có sông Châu Giang; đập thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh), và Đại Lộc (Quảng Nam) ven sông Vu Gia, Thu Bồn. Theo kết quả khảo sát, 87% hộ dân cho rằng nước sông đã trở nên ô nhiễm, hiện tượng sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn. Điển hình là khu vực Cần Thơ, Hà Tĩnh, nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở khiến dân mất nhà. Nguyên nhân chính, theo kết quả khảo sát, là do phát triển công nghiệp, xây dựng đập thủy điện, phá rừng dẫn đến thiên tai, lũ lụt.


Cá chết ở dòng sông Trà Khúc. Ảnh minh họa: Trí Tín.

Sông ngòi suy thoái khiến 44% các hộ dân sống ven sông căng thẳng tinh thần; 25% bị bệnh tật, mất đất sản xuất và ảnh hưởng đến sản xuất, tìm kiếm nguồn sinh kế.

Theo bà Trần Thanh Thủy, thuộc PanNature, hầu hết các hộ dân sống dựa vào nguồn lợi thủy sản từ các con sông đã không còn kế sinh nhai. Nhưng khi các hộ dân phản ánh lên cấp thẩm quyền thì ít khi nhận được sự phản hồi. "Chỉ 30% phản ánh của người dân được phản hồi lại từ chính quyền địa phương, điều này gây mất niềm tin trong cộng đồng", bà Thủy nói.

Theo tiến sĩ Ngô Đình Tuấn, Đại học Thủy Lợi, ô nhiễm sông ngòi là do chất thải từ các nhà máy, bệnh viện, làng nghề trực tiếp xả nước ra sông chưa qua xử lý. Ngoài ra, việc khai thác thủy lợi bằng đập dâng, xây dựng nhiều ruộng bậc thang trên hệ thống sông, khai thác cái gây xói lở sông ... đều là nguyên nhân khiến sông ngòi ngày càng suy kiệt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News