Ô nhiễm ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến thời tiết Hoa Kỳ
Thay thế vị trí của Hoa Kỳ, thời gian gần đây, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về lượng phát thải khí CO2. Điều đáng nói là, theo đánh giá của các nhà khoa học, lượng phát thải khí nhà kính của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân trong nước và các vùng lân cận mà tác động của nó còn lan sang tận miền Tây Hoa Kỳ.
>>> Bắc Kinh "ô nhiễm nặng", dân lên mạng để thở
Trong khi chính quyền Trung Quốc khẳng định rằng luồng khí đen xuất hiện tại Bắc Kinh hồi đầu tháng 12 đơn thuần chỉ là sương mù, thì kết quả quan trắc tại khu vực Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh lại cho thấy những luồng khí ấy lại biểu hiện mức độ ô nhiễm không khí cao và nguy hiểm đến mức có thể khiến giao thông bị gián đoạn, các chuyến bay bị trì hoãn hoặc buộc phải hủy bỏ.
Luồng khí đen “tấn công” vào trung tâm Thủ đô Bắc Kinh
Quan ngại về tác động của hiện tượng ô nhiễm nói trên, bà Kim Prather thuộc Viện Hải dương học Scripps (Hoa Kỳ), người vừa trình bày nghiên cứu cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước Mỹ tại một hội thảo khoa học ở San Francisco, nhận định: “Khí quyển không có tường ngăn cách, do đó sự ô nhiễm ở khu vực này có thể lan sang những khu vực khác cách xa nó chỉ trong vòng 5 ngày”.
Được biết, khí thải ô nhiễm ở Trung Quốc thường di chuyển theo luồng khí quyển hẹp chạy khắp Thái Bình Dương. Tồn tại trong bầu khí quyển của nước này, ô nhiễm có thể ngăn mây tạo thành mưa và tuyết. Tuy nhiên, sau khi xem xét các mẫu khí quyển ở California, bà Prather lại nhận thấy một điều trái ngược là ô nhiễm từ Trung Quốc có thể gây mưa nhiều tại Hoa Kỳ do tập hợp bụi thu đủ độ ẩm để tạo thành mưa, tuyết từ những trận bão lớn ở các vùng sa mạc rộng lớn của Trung Quốc.
Hiện bà đang nỗ lực cùng các đồng nghiệp của mình tìm hiểu mối liên hệ giữa các kiểu thời tiết – khí hậu trên với hiện tượng ô nhiễm.
Bằng việc làm rõ vấn đề phức tạp này, nghiên cứu của bà có thể góp phần cải thiện độ chính xác của dự báo thời tiết, đồng thời lý giải được tại sao một số đám mây lại có thể tạo nên những trận bão tuyết.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
