Ốc sên vừa sinh con chết cứng trong hổ phách 99 triệu năm

Ốc sên mẹ cùng 5 con non bỏ mạng khi nhựa cây tràn xuống, phủ lên chúng rồi cứng lại thành hổ phách.

Các nhà khoa học tìm thấy xác ốc sên mẹ cùng 5 con non mới sinh mắc kẹt trong mảnh hổ phách 99 triệu năm tuổi ở miền bắc Myanmar, IFL Science hôm 9/6 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Gondwana Research.


Gia đình ốc sên cùng bỏ mạng khi bị nhựa cây bao phủ. (Ảnh: Tingting Yu).

Ốc sên hiếm khi được bảo quản tốt. Hầu hết những thông tin giới khoa học có được về quá khứ xa xưa của chúng đều thông qua nghiên cứu vỏ ốc hoặc những vết hằn thể hiện hình dạng cơ thể. Do đó, phát hiện mới rất đáng chú ý, nhất là khi có thêm 5 con ốc sơ sinh, con nhỏ nhất thậm chí vẫn nối với mẹ bằng một vệt chất nhầy.

"Có vẻ đám ốc sên bị nhựa cây tràn xuống và bao bọc ngay khi chào đời, sau đó được bảo quản ở nguyên vị trí suốt hàng triệu năm. Ốc sên mẹ chắc hẳn đã nhận ra tai họa sắp đến. Nó vươn những sợi râu của mình lên trong tư thế "báo động đỏ"", Adrienne Jochum, tiến sĩ tại Viện nghiên cứu Senckenberg, cho biết. Nhóm chuyên gia chưa rõ tại sao không một thành viên nào của gia đình ốc sên thoát khỏi thảm họa. Có lẽ ốc sên mẹ quá mệt mỏi sau quá trình sinh sản, họ nhận định.

Mảnh hổ phách rất trong nên các nhà khoa học có thể quan sát rõ gia đình ốc sên. Tuy nhiên, Jochum cùng đồng nghiệp vẫn sử dụng thêm phương pháp chụp CT để nghiên cứu cấu trúc bên trong cơ thể chúng.

Chỉ riêng việc ốc sên sinh con đã là phát hiện quan trọng. Một số loài ốc sên trên cạn ngày nay sinh con, các chuyên gia cũng từng tìm thấy bằng chứng về trường hợp này 19 triệu năm trước. Tuy nhiên, ốc sên đẻ trứng vẫn phổ biến hơn nhiều. Có thể điều này cũng đúng trong kỷ Phấn Trắng, nhưng phát hiện đã đặt ra nhiều câu hỏi mới cho các nhà khoa học. Đây cũng là bằng chứng cổ xưa nhất từng ghi nhận về việc ốc sên sinh con.

Jochum cùng các đồng nghiệp đặt tên cho loài ốc sên mới là Cretatortulosa gignens. Họ cho rằng có thể sinh con là một cách thích nghi để bảo vệ ốc sên non khỏi động vật săn mồi. Điều khó hiểu là những con non này thậm chí không tránh được nhựa cây tràn tới. Có thể cách đây 99 triệu năm, việc sinh con mang lại nhiều lợi ích hơn cho ốc sên so với ngày nay. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa rõ chính xác lý do.

"Cũng giống như các họ hàng hiện đại thuộc chi Cyclophoroidea, loài ốc sên mới phát hiện có lẽ đã sống lặng lẽ trên những chiếc lá chết và mục nát. Chúng tôi cho rằng con non của chúng, so với ốc sên đẻ trứng, nhỏ hơn cả về số lượng lẫn kích thước để tăng cơ hội sống sót", Jochum nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News