Ong phản ứng tùy theo hoàn cảnh

Ong nghệ chọn có đi kiếm thức ăn hay không tùy theo lượng dự trữ trong tổ của chúng, các nhà khoa học từ Queen Mary, đại học London cho biết

Khi ong nghệ quay trở lại tổ từ một lần kiếm thức ăn thành không, chúng tiết ra một pheromone thúc đẩy những con cùng tổ đi kiếm thức ăn. Đầu tiên các nhà khoa học cho rằng pheromone này tạo ra phản ứng như nhau ở tất cả các con ong cùng đàn. Nhưng một nghiên cứu mới từ trường khoa học Sinh hóa Queen Mary đã cho thấy những con ong phản ứng với pheroment tùy theo hoàn cảnh của bản thân.

Tiến sĩ Mathieu Molet và tiến sĩ Nigel Raine đã chỉ ra rằng những con ong thợ có xu hướng phản ứng với phermone và rời tổ để tìm kiếm thức ăn, nếu trong tổ còn rất ít hoặc không còn thức ăn dự trữ. 

Những con ong nghệ được đánh mã RFID trong tổ (Ảnh: Queen Mary, Đại học London).

Tiến sĩ Molet cho biết: “Bay qua bay lại cả ngày để tìm kiếm mật hoa và phấn hoa là một công việc nặng nhọc". Vì vậy hoàn toàn hợp lý rằng ong có xu hướng phản ứng với pheromone khi còn ít thức ăn dự trữ. Trên tạp chí sinh học xã hội và hành vi, nhóm nghiên cứu, được Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên tài trợ, giải thích làm cách nào họ sử dụng công nghệ nhận biết sóng vô tuyến (RFID) (hệ thống đánh mã điện tử được sử dụng trên thẻ tàu điện ngầm London) để tự động ghi lại hoạt động của ong trong phòng thí nghiệm.

Những đàn ong nghệ (Bombus terrestris) khác nhau có mức độ dự trữ thức ăn khác nhau (dưới dạng các hốc mật). Pheromone nhận tạo được sử dụng đối với những con ong, chúng được kiểm soát trong hơn 16.000 lượt tìm kiếm thức ăn. Phản ứng đối với pheromone mạnh mẽ hơn ở những đàn có ít thức ăn – với nhiều ong thợ hoạt động hơn, và nhiều lượt tìm kiếm thức ăn được thực hiện.

Phát hiện của nhóm nghiên cứu cho thấy pheromone có thể điều chỉnh hoạt động tìm kiếm thức ăn của ong nghệ - ngăn chặn sự tiêu tốn năng lượng không cần thiết và giảm việc đối diện với nguy cơ khi dự trữ thức ăn còn nhiều. Trong tương lai, pheromone nhân tạo cũng có thể được sử dụng để làm tăng hiệu quả của các đàn ong làm thụ phấn cho các vụ mùa thương mại, ví dụ như cà chua.

Tham khảo

1 Molet et al. Colony nutritional status modulates worker responses to foraging recruitment pheromone in the bumblebee Bombus terrestris
. Behavioral Ecology and Sociobiology, 2008; DOI: 10.1007/s00265-008-0623-3 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News