Ong sói có khả năng sử dụng tổ hợp kháng sinh
Các nhà khoa học Đức đã chứng minh được rằng loài ong sói, một loại ong vò vẽ có tên khoa học Philanthus chuyên ăn thịt ong mật, có khả năng sử dụng tổ hợp kháng sinh do các loài vi khuẩn cộng sinh tạo ra để bảo vệ ấu trùng của mình khỏi bệnh tật.
Điều này đã làm sáng tỏ thêm vai trò của kháng sinh trong tự nhiên cũng như có thể được áp dụng để điều chế ra các dược phẩm mới.
Các thông tin trên đã được đăng tải trên tạp chí Nature Chemical Biology số ra ngày 28/2.
Ong sói là loài làm tổ dưới lòng đất nên ấu trùng của chúng phải sống trong điều kiện độ ẩm cao, do đó thường xuyên phải chịu tác động của một số lượng lớn virus và các vi khuẩn gây bệnh.
Một nhóm các nhà khoa học đứng đầu gồm Martin Kaltenpoth và Ales Svatos thuộc trường Đại học Regensburg và Viện sinh thái hóa học mang tên Max Planck (Đức), đã lần đầu tiên chứng minh được rằng để bảo vệ ấu trùng khỏi các sinh vật gây bệnh, loài ong sói đã sử dụng tổ hợp chín loại kháng sinh được phân bố đều trong vỏ phôi thai.
Để sản sinh ra các kháng sinh này, ong sói sử dụng một số dạng vi khuẩn sống cộng sinh với chúng.
Sự cộng sinh giữa vi khuẩn và ong sói đã được nhóm các nhà khoa học trên phát hiện vài năm trước đây. Nhưng giờ đây, nhờ một phương pháp mới, nhóm các nhà khoa học chứng minh được rằng các vi khuẩn cộng sinh đã sinh ra một hỗn hợp chín kháng sinh trong vỏ ấu trùng, và hỗn hợp kháng sinh này là "tấm lá chắn" bảo vệ rất đáng tin cậy chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh.
Một nhà khoa học trong nhóm cho biết phát hiện này cho thấy hàng triệu năm trước, ong sói và các vi khuẩn cộng sinh đã phát triển được một chiến lược mà y học gần đây mới biết tới - đó là "phòng bệnh tổng hợp."
Việc phân tích các kháng sinh này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu không chỉ hiểu những tiền đề tiến hóa của sự cộng sinh này mà còn có thể chế ra nhiều loại dược phẩm mới cho y học./.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất
Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...

Cách chọn mua cây quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết
Chơi quất ngày tết là nét truyền thống của dân việt trong ngày tết, là biểu tượng của sự sung túc, thành đạt trong năm mới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
