Ông trùm vũ trụ nước Nga tuyên bố người Nga sẽ về đích trước SpaceX
Ông chủ Vladimir Solntsev của gã khổng lồ vũ trụ nước Nga chỉ xem kế hoạch đưa người lên Mặt trăng của Elon Musk là ý tưởng táo bạo nhưng không đánh giá cao tính thực tế của nó.
Elon Musk trở thành biểu tượng cho những ý tưởng đột phá như Neuralink hướng tới công nghệ giao tiếp với não bộ. Thậm chí, SpaceX còn lên kế hoạch thương mại hóa ngành du lịch vũ trụ và thực hiện chuyến bay vòng quanh Mặt trăng vào năm 2018.
Thế nhưng, một nhân vật cao cấp trong ngành công nghiệp vũ trụ tư nhân Nga lại đánh giá thấp khả năng thành công của kế hoạch và ngầm áp chỉ rằng Elon Musk không đáng để ông bận tâm.
Elon Musk đang được nhiều người yêu công nghệ ngưỡng mộ.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với hãng thông tấn Nga, Vladimir Solntsev, Tổng giám đốc Công ty hàng không vũ trụ hàng đầu nước này là RSC Energia đánh giá, kế hoạch của SpaceX đầy tham vọng nhưng sẽ không thể hoàn thành đúng thời hạn.
Phóng viên đã đặt câu hỏi cho Solntsev liên quan tới kế hoạch gửi người lên Mặt trăng của Musk và tác động dự án tới nỗ lực của RSC Energia trong việc thương mại hóa du lịch không gian, ông trả lời:
“Tôi nghĩ khách hàng vẫn tin tưởng vào triển vọng của chúng tôi hơn. Chúng tôi đã có kinh nghiệm phóng thử 141 lần. Cạnh tranh là rất tốt, nó tạo động lực để cải thiện dự án vì lợi ích của khách hàng”.
“Với công việc đặc thù hiện nay tại công ty của Elon Musk, sẽ rất khó để thực hiện nhiệm vụ như vậy vào năm 2018, thậm chỉ là 2020. Chưa ai nhìn thấy những bản thiết kế. Sẽ không có bất kỳ tên lửa đẩy hay tàu vũ trụ nào hết”.
“Crew Dragon được thiết kế cho các chuyến bay tới ISS và tên lửa đẩy Falcon 9 còn xa để đáp ứng cho tàu vũ trụ và phục vụ sứ mệnh Mặt trăng".
Vladimir Solntsev lại không đánh giá cao dự án đưa người lên mặt trăng của SpaceX.
Solntsev cho biết, muốn đưa người tới Mặt trăng phải cần tên lửa đẩy lớn gấp 5 đến 10 lần hiện nay, chưa kể quá trình đưa phi thuyền trở lại Trái đất rất khó khăn. “Tất cả đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc. Vậy nên mới nói chúng tôi vẫn đang ở vị trí tốt hơn. Thời gian sẽ có câu trả lời”, Solntsev tự tin tuyên bố.
RSC Energia đang làm việc tích cực để hoàn thành kế hoạch đưa người du hành vũ trụ nhưng công ty gặp khá nhiều khó khăn. Rõ ràng, Solntsev có thể thấy trước việc SpaceX sẽ phải đối mặt với những bài toán mà mình gặp phải. Tới thời điểm này, Elon Musk vẫn tỏ ra tự tin trước dự án táo bạo của mình. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy SpaceX sẽ trì hoãn kế hoạch. Nhưng nên nhớ, tỷ phú Nam Phi luôn có thói quen đẩy mục tiêu lên rất cao, thậm chí là khó thực hiện để thử thách bản thân.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất
Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời
Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.
