Ozone đô thị là sát thủ thầm lặng
Nồng độ khí ozone (O3) trong các thành phố càng tăng thì nguy cơ tim ngừng đập đột ngột càng lớn.
>>> Khói bụi ô nhiễm tại Bắc Kinh có chứa chất độc chết người
Katherine Ensor, một nhà thống kê của Đại học Rice tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp phân tích dữ liệu về hơn 11.600 người từng trải qua tình trạng tim ngừng đập tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ từ năm 2004 tới 2011. Nhóm nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu về nồng độ khí ozone - thành phần chính của khói lẫn sương - từ 44 trạm theo dõi không khí trong thành phố, Livescience đưa tin.
Kết quả phân tích cho thấy nếu nồng độ ozone tăng thêm 20 phần tỷ trong vòng ba giờ thì nguy cơ tim ngừng đập của con người tăng thêm 3-4%.
Khói lẫn sương bao trùm thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc,
Trung Quốc khiến các bóng điện trên đường phố phải phát sáng
vào ban ngày. Khí ozone là thành phần chính trong khói lẫn sương.
"Vào những tháng mùa hè, nồng độ ozone trong thành phố Houston thường tăng thêm khoảng 60 tới 80 phần tỷ trong ba giờ", Ensor phát biểu.
Tim của khoảng 1.400 người tại thành phố Houston ngừng đập bên ngoài bệnh viện và chừng 1.260 người trong số đó tử vong.
"Nếu phát hiện của chúng tôi đúng, khoảng 45 người tại Houston đã chết do nồng độ khí ozone tăng", Ensor nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, Ensor nói rằng nghiên cứu của bà chỉ tìm ra mối liên hệ giữa khí ozone và nguy cơ tim ngừng đập, chứ không thể chứng minh rằng sự tăng nồng độ ozone làm tăng nguy cơ tim ngừng đập.
"Nguy cơ tim ngừng đập tăng cao nhất ở nam giới, người Mỹ gốc Phi và người già", Ensor nói.
Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ cho biết, khí ozone hình thành khi các chất gây ô nhiễm không khí tương tác với nhau dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Vì thế nồng độ khí ozone vào ban ngày luôn cao hơn ban đêm. Trong thiên nhiên, khí ozone hình thành khi những tia sét xuất hiện. Một số thiết bị, như tivi và máy photocopy, cũng tạo ra khí ozone. Nếu hít phải khí ozone, con người sẽ cảm thấy đau ở ngực, ho và ngứa ở họng.
Theo tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, nồng độ ozone trong các thành phố không được phép vượt quá 75 phần tỷ (nghĩa là dưới 75 phân tử ozone trong một tỷ phân tử không khí).

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
