Pakistan: Rò rì nhà máy điện hạt nhân
Ngày 20/10, Ông Tariq Rashid, người phát ngôn của nhà máy điện hạt nhân Karachi (Pakistan) cho biết, nhà máy điện hạt nhân Karachi vừa phải ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 7h đồng hồ, sau khi gặp sự cố rò rỉ nước nặng từ một ống dẫn cung cấp nhiên liệu tới lò phản ứng hạt nhân.
>>> Lại rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân
Rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Karachi.
Nhà máy điện hạt nhân Karachi, được biết đến với tên gọi KANUPP có công suất 137 megawatt, bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 1972, nằm cách phía tấy thành phố lớn nhất của Pakistan là Karachi khoảng 24km trên bờ biển Ả Rập.
“Nhà máy điện hạt nhân này đã phải đóng cửa từ hôm 5/10 do rò rỉ chất phóng xạ trong suốt một quá trình kiểm tra bảo dưỡng thường kỳ”, ông Rashid nói.
Tình trạng khẩn cấp đã được công bố kéo dài 7h và được dỡ bỏ ngay sau đó tại nhà máy điện hạt nhân này vì đã trong phạm vi kiểm soát.
"Nhà máy sẽ hoạt động trở lại trong 4 hoặc 5 tuần tới”, ông Rashid khẳng định.
Được biết, Pakistan có hai tổ hợp hạt nhân thương mại được đặt tại Chashma ở tỉnh Punjab. Tổ hợp điện hạt nhân này chỉ cung ứng được khoảng 2% tổng nguồn cung ứng điện cho quốc gia Nam Á này.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
