Peru nỗ lực bảo vệ loài cá đuối nặng tới hai tấn
Loài cá đuối manta khổng lồ thu hút sự chú ý vào tháng 4 năm ngoái khi một ngư dân ở phía bắc Peru vô tình bắt được một cá thể nặng 900kg.
Cá đuối manta khổng lồ hay còn gọi là cá nạng hải có thể nặng hai tấn và chiều ngang dài 9m. Nhằm bảo vệ loài cá này, vào ngày 31/12/2015, Peru không chỉ cấm hoạt động săn bắt cá mà còn yêu cầu các ngư dân thả mọi con cá đuối manta mà họ tình cờ bắt được về biển.
Cá đuối manta khổng lồ có thể nặng hai tấn. (Ảnh: National Geographic).
Những trường hợp cá đuối manta mắc vào lưới hoặc dây câu không hiếm. Loài cá này cũng là đối tượng bị săn bắt có chủ đích để lấy thịt và đĩa mang, bộ phận dùng để lọc sinh vật phù du trong lúc bơi. Đĩa mang là một món ăn hảo hạng ở Trung Quốc, đồng thời là một vị thuốc trong y học cổ truyền được cho là để giải độc, tăng cường tuần hoàn máu, trị ung thư, lợi sữa, chữa thủy đậu và nhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận những công dụng trên.
Theo Wild Aid, một tổ chức phi chính phủ ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, ngành kinh doanh đĩa mang cá đuối trái phép có tổng trị giá 30 triệu USD một năm, chủ yếu tập trung ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Nhu cầu tăng vọt trong những năm gần đây, một phần để thay thế vây cá mập.
Theo báo cáo của New York Times, nạn săn bắn quá mức ảnh hưởng mạng đến nhiều quần thể cá đuối manta trên thế giới. Theo sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, số lượng cá đuối trong vùng giảm đến 80% trong 75 năm qua.
Cá đuối manta sinh sản rất chậm, chỉ đẻ một con trong thời gian 2 - 5 năm. Peru là quê hương của quần thể cá đuối manta khổng lồ lớn nhất thế giới. Với quy định mới, Peru nối tiếp 12 nước khác tìm cách bảo vệ cá đuối manta ở nhiều mức độ khác nhau. Quốc gia láng giềng của của Peru là Ecuador có vai trò quan trọng bởi cá đuối manta thường xuyên di cư giữa hai nước.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
