Phát hiện một loại gene lúa mới cho năng suất cao
Ngày 3/12, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ra thông báo cho biết, các nhà khoa học đã khám phá ra khả năng kỳ diệu của một loại gene lúa mới có thể tăng cường đáng kể năng suất của loại cây lương thực hàng đầu thế giới này.
Theo các nhà lai tạo giống làm việc tại Phillippines, các đợt thử nghiệm đầu tiên trên giống lúa hạt dài Indica, một trong những giống lúa phổ biến nhất hiện nay, cho thấy sản lượng của giống lúa này có thể tăng từ 13-36% khi được cấy ghép gene Spike, mở ra triển vọng tạo ra giống lúa mới cho năng suất cao mà con người đang tìm kiếm.
Ông Tsutomu Ishimaru, chủ nhiệm một dự án của IRRI về phát triển gen Spike, cho biết nhiều giống lúa khác nhau đã được cấy loại gene này và được trồng thử nghiệm tại các khu vực ở châu Á.
Tiến sỹ Tsutomu Ishimaru. (Ảnh: IRRI)
Ông Ishimaru khẳng định gene Spike sẽ giúp phát triển giống lúa lai có thể đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong tương lai. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa xác định được thời điểm đưa vào sử dụng đại trà các giống lúa có loại gene này.
Gene Spike được nhà lai tạo giống Nhật Bản Nobuya Kobayashi phát hiện lần đầu tiên năm 1989 sau một thời gian nghiên cứu giống lúa Japonica vốn chủ yếu được trồng tại Indonesia và khu vực Đông Á với tổng sản lượng chiếm tới 10% sản lượng lúa toàn cầu.
Sau đó, một nhóm nhà khoa học tại IRRI đã tiến hành cấy ghép gene này cho giống lúa Indica cũng được trồng phổ biến tại châu Á và phát hiện ra khả năng nổi trội nói trên.
Đây được coi là một phát hiện quan trọng vì lúa là một trong những loại cây lương thực hàng đầu thế giới hiện nay và một nửa dân số toàn cầu sử dụng gạo làm lương thực hàng ngày. Phần lớn trong số này là người dân châu Á, nơi đang có có 640 triệu người sống trong cảnh nghèo đói.
Theo tính toán của các nhà khoa học, để có thể bình ổn giá lương thực ở mức 300 USD/tấn, thế giới cần sản xuất thêm khoảng 8-10 triệu tấn gạo mỗi năm.
Hiện tại, châu Á cung cấp tới 90% sản lượng gạo toàn cầu.

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật
Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam
Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
