Phát hiện thêm 10 loài lưỡng cư kỳ lạ
Trong 25 năm qua, có hơn 40% các loài động vật lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng theo một thống kê mới của trang tổng hợp cơ sở dữ liệu các loài lưỡng cư Amphibiaweb, thì “tương lai của chúng không quá ảm đạm”.
Theo tờ khoa học Mỹ Wired, trong thời gian qua, các mối đe dọa chính tới các loài lưỡng cư là mất môi trường sống, biến đổi khí hậu và dịch nấm chytridiomycosis.
“Trong số các loài lưỡng cư, thì nhóm ếch, kỳ nhông và lưỡng cư dạng giun có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất”, báo cáo của Tổ chức Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết.
Dù vậy, nhà sinh vật học David Wake - làm việc tại ĐH California (Mỹ), người sáng lập Amphibiaweb - nhận định: “Tương lai của các loài lưỡng cư không quá ảm đạm. Đã có gần 3.000 loài mới phát hiện trong 25 năm qua, nâng tổng số các loài lưỡng cư hiện nay lên hơn 7.000 loài, tăng gần 75%”.
Ếch thủy tinh Centrolene sabini - loài lưỡng cư thứ 7.000 được thống kê trên Amphibiaweb. Loài ếch có da trong suốt này được tìm thấy tại thung lũng Kosnipata, Peru. (Ảnh: Alessandro Catenazzi)
Năm 2000, trang web Amphibiaweb được thiết lập, với khoảng 5.000 loài được đưa vào danh mục so với con số 7.000 hiện nay. Đồng thời, có đến 25.000 ảnh động vật lưỡng cư được đưa lên website này. Trung bình 2,5 ngày, có một động vật lưỡng cư được mô tả khoa học.
Gần đây, các quốc gia Ấn Độ, Sri Lanka thuộc khu vực Nam Á được xem là “điểm nóng” phát hiện các loài lưỡng cư mới. Cách đây vài năm, có đến 50 loài lưỡng cư mới được tìm thấy duy nhất tại Sri Lanka.
Trong khi đó, các quốc gia Ecuador, Brazil, Peru, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là tích cực nhất trong việc mô tả các loài mới phát hiện. Ngoài ra, các loài mới còn được phát hiện tại các nước phát triển, chẳng hạn, 2 loài kỳ nhông mới tại bang California (Mỹ) được đặt tên vào đầu năm nay.
Dưới đây là cận cảnh các loài lưỡng cư mới độc đáo được phát hiện trong những năm gần đây:
Ếch Hyloscirtus princecharlesi - được đặt theo tên của Hoàng thân xứ Wales Charles - được phát hiện tại các con suối thuộc rừng mưa nhiều mây Ecuador. (Ảnh: Luis Coloma)
Kỳ nhông Bolitoglossa splendida tại vùng núi hẻo lánh Ecuador. (Ảnh: Eduardo Boza-Oviedo)
Cóc Rhinella inopina, miền trung Brazil. Loài cóc này có màu vàng kem ngả sang nâu, đôi khi có những đốm đen thưa thớt. (Ảnh: Danusy Lopes Santos)
Kỳ nhông Bolitoglossa guaneae, dãy núi Cordillera Oriental, Columbia. Nó được đặt theo tên của người bản địa Guanes - sống cùng khu vực dãy núi này cách đây 600 năm trước Công nguyên - (Ảnh: Andrés Acosta-Galvis)
Ếch vàng Diasporus citrinobapheus có màu sắc tươi sáng nhưng không độc hại, được tìm thấy tại miền tây Panama. Chúng cất tiếng kêu to như tiếng còi xe. (Ảnh: Andreas Hertz)
Kỳ nhông Nototriton matama được cho là nhỏ nhất thế giới, vùng núi giáp biên giới Costa Rica và Panama. Tìm thấy loài này thật thú vị bởi nó thường ẩn mình vào ban ngày trong đám rêu. (Ảnh: Eduardo Boza-Oviedo)
Ếch sậy Hyperolius jackie, công viên quốc gia Nyungwe, miền nam Rwanda, châu Phi. Loài ếch này có da trong suốt - một đặc điểm giống loài ếch thủy tinh. (Ảnh: Maximilian Dehling)
Kỳ nhông Bolitoglossa aureogulari, được tìm thấy ở rặng núi Cordillera de Talamanca, Costa Rica. (Ảnh: duardo Boza-Oviedo)
Cóc Astylosternus laticephalus, rừng nhiệt đới Bờ Biển Ngà và Ghana, Tây Phi. Loài cóc này có mắt lồi, da có màu nâu tới nâu đỏ, trên cơ thể còn có những đốm đỏ. (Ảnh: Daniel Portik)

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
