Phải diễn văn nghệ mới được 'vui vẻ'

Do có tấm chắn bảo vệ cơ quan sinh dục nên những con gọng vó lưng đỏ cái có thể lựa chọn những anh chàng mà chúng thích để giao phối. Để được nàng ban phát đặc ân, con đực phải trình diễn những giai điệu phức tạp. 

Một con gọng vó lưng đỏ đực đập cặp chân dài ở giữa xuống nước trong lúc ôm chặt con cái. Ảnh: Newscientist.


Gọng vó (Gerridae) là họ côn trùng có khả năng di chuyển trên mặt nước. Vào mùa sinh sản, những con đực đập hai chân giữa lên mặt nước để tạo nên những giai điệu rì rầm trên mặt nước để thu hút những con cái. Sau đó chúng có quyền chọn bạn tình vì con cái không có thứ gì che chắn cơ quan sinh dục. Vì thế, một gọng vó cái có thể bị nhiều con đực giao phối song không thể chống trả.

Tuy nhiên, các cá thể cái thuộc loài gọng vó lưng đỏ sống trong các suối trên núi tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc lại may mắn hơn phần lớn đồng loại trong nhóm Gerridae. Chúng có một màng chắn ở cơ quan sinh dục, vì thế mà chúng có quyền lựa chọn bạn tình. Các “nàng” chỉ mở tấm chắn nếu cảm thấy ấn tượng với màn trình diễn âm nhạc của con đực. Giai điệu càng phức tạp thì cơ hội được ân ái của con đực càng tăng.

Piotr Jablonski, một nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu sinh thái Ba Lan, và chuyên gia Chang Han của Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã theo dõi các nghi thức tỏ tình của loài gọng vó lưng đỏ.

Họ nhận thấy, để được con cái cho giao phối, những con gọng vó lưng đỏ đực phải “trình diễn” ba giai điệu liên tiếp bằng chân trong ít nhất 15 phút. Đầu tiên chúng phải ôm chặt con cái từ phía sau và cố gắng đưa “nàng” vào tư thế giao phối bằng cặp chân trước. Sau đó chúng duỗi cặp chân dài ở giữa và đập xuống nước để tạo nên giai điệu. Con đực vừa đập chân vừa đưa bộ phận sinh dục vào tấm chắn của con cái (tấm chắn chỉ che một phần cơ quan sinh dục).

Cuối cùng, con cái sẽ nhấc tấm chắn nếu nó hài lòng với màn trình diễn của con đực. Tới lúc đó con đực ngừng đập chân để dành trọn sức lực cho cuộc mây mưa.

Jablonski và Han cho rằng đập chân lên mặt nước là hành động cần thiết đối với quá trình giao phối ở loài gọng vó lưng đỏ. Thứ nhất, sức khỏe của con đực được đánh giá thông qua chất lượng giai điệu. Bằng chứng là con cái chỉ muốn giao phối với những “anh chàng” có giai điệu phức tạp nhất. Hai nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng thậm chí con cái còn có khả năng đẩy tinh trùng của con đực ra ngoài nếu chúng phát hiện một anh chàng khác hấp dẫn hơn.

"Ở loài gọng vó lưng đỏ, giống cái nắm thế chủ động trong trò chơi tình ái. Có lẽ tạo hóa đã ban tặng cho chúng tấm chắn bộ phận sinh dục để chống lại nguy cơ bị tấn công bởi những con đực thô bạo”Tim Birkhead, một nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield (Anh), bình luận.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

Đăng ngày: 24/02/2025
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News