'Phải hành động gấp để cứu sự sống'

Liên Hợp Quốc kêu gọi thế giới hành động ngay lập tức để ngăn chặn đà suy giảm chóng mặt của các loài động vật và thực vật trên trái đất.


Ảnh minh họa. (Nguồn internet)

AFP cho biết, lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc được đưa ra trong ngày đầu tiên của Hội nghị về Đa dạng Sinh học tại thành phố Nagoya, Nhật Bản nhằm tìm ra những chiến lược cứu thiên nhiên. Hội nghị diễn ra từ ngày 18 tới 29/10 với sự tham gia của 193 nước tham gia Công ước Đa dạng Sinh học (CBD).

Bây giờ là thời điểm hành động và nơi này chính là địa điểm để hành động”, Tổng thư ký CBD, ông Ahmed Djoghlaf, phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị.

Các báo cáo tại hội nghị hôm qua đều khẳng định sự tăng dân số trên trái đất đang hủy diệt nhiều hệ sinh thái như rừng nhiệt đới và rạn san hô, giết chết nhiều loài động vật và thực vật có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn của con người.

Cuộc gặp này là một phần trong những nỗ lực của thế giới nhằm giải quyết một thực tế đơn giản: Chúng ta đang phá hủy những nền tảng cơ bản của sự sống trên trái đất”, ông Achim Steiner, giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, phát biểu trong hội nghị.

Hồi đầu thập niên, các nước thành viên viên Hợp Quốc cam kết “giảm đáng kể” tốc độ suy giảm các loài sinh vật vào năm 2010. Tuy nhiên, tốc độ hủy diệt môi trường sống của động vật và thực vật vẫn tiếp tục tăng tới mức đáng báo động. Các nhà khoa học cảnh báo địa cầu sắp đối mặt với thảm họa tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu trong lịch sử. Thảm họa tuyệt chủng diện rộng thứ năm đã xóa sổ các loài khủng long từ 65 triệu năm trước.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết, gần 25% động vật có vú, một phần ba động vật lưỡng cư, một phần tám số loài chim và hơn 20% loài thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) khẳng định rằng, tới năm 2030 loài người cần tới hai hành tinh như trái đất để cung cấp tài nguyên và hấp thụ khí CO2.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News