'Phải hành động ngay để bảo vệ đa dạng sinh học'
Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức phi chính phủ kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để ngăn chặn đà suy giảm của các hệ sinh thái trong Ngày Đa dạng sinh học Quốc tế năm nay.
Hai con hươu cao cổ trên đồng cỏ châu Phi. Ảnh: dunzie.com.
22/5 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là ngày Đa dạng sinh học Quốc tế nhằm tăng cường hiểu biết của người dân và cảnh báo về các vấn đề liên quan đến sinh thái.
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết, Ngày Đa dạng Sinh học Quốc tế năm nay được tổ chức tại 11 quốc gia - trong đó có Anh, Tunisia, Philippines, Ấn Độ - với chủ đề "Đa dạng sinh học, Phát triển và Giảm nghèo". Chủ đề này đặc biệt có ý nghĩa trong năm nay, bởi 2010 là Năm Quốc tế Đa dạng sinh học.
Năm 2002, các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (CBD) cam kết giảm đáng kể tốc độ tổn thất của các hệ sinh thái nhằm phục vụ nỗ lực giảm nghèo và bảo vệ sự sống trên trái đất.
Tuy nhiên, một báo cáo do UNEP công bố vào ngày 29/4 cho thấy các nước không đạt được những mục tiêu mà họ cam kết khi tham gia CBD. Thay vào đó, tình trạng tổn thất của các hệ sinh thái vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ đáng báo động. Những áp lực đối với muôn loài, các môi trường sống và hệ sinh thái vẫn tiếp tục tăng lên.
Kể từ năm 1970, số lượng động vật toàn cầu giảm 30%, diện tích các rừng đước và cỏ biển giảm 20%, còn diện tích san hô giảm 40%. Những con số này gióng lên hồi chuông báo động để các chính phủ thực hiện những hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.
Bảo vệ đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ con người, nhưng đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi những lựa chọn liên quan tới phát triển kinh tế. Đảo ngược xu thế này chẳng những là việc mà thế giới có thể làm và phải làm để bảo đảm sự tồn tại của loài người. Những phản ứng mang tính toàn cầu đối với tổn thất sinh thái và các chiến lược bảo tồn thiên nhiên cần được tăng cường nhằm đảo ngược xu hướng tổn thất đa dạng sinh học hiện nay. Giới lãnh đạo các nước và sự hỗ trợ từ các hoạt động hợp tác phát triển đóng vai trò quan trọng đối với việc thực thi Hiệp ước Đa dạng sinh học.
Ông Rolf Hogan – giám đốc về đa dạng sinh học của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) phát biểu: "Các chính phủ hiếm khi đề cập đến lợi ích về kinh tế và xã hội của tự nhiên trong các chính sách và hoạt động. Điều đó dẫn đến việc hệ sinh thái tự nhiên bị phá hủy và tương lai của chúng ta trở nên mong manh hơn. Vấn đề đang ở mức độ nghiêm trọng”.
Trong bản công văn được gửi tới một cuộc họp khoa học quan trọng của Hiệp ước về đa dạng sinh học đầu tuần này, 24 tổ chức phi chính phủ trên thế giới bao gồm cả WWF đã nói với chính phủ của các nước rằng họ thất bại bởi vì không giải quyết được các nguyên nhân mấu chốt của tổn thất sinh học.
"Ngày quốc tế về Đa dạng Sinh học được coi là lời nhắc nhở tới những người đứng đầu chính phủ các nước nên lưu ý tới đề nghị của các tổ chức phi chính phủ, họ cần phải làm cam kết cụ thể khi gặp nhau tại cuộc họp đặc biệt của hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 tới. Chúng ta không thể hi vọng rằng các bộ Môi trường sẽ làm việc này một cách đơn độc. Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phải nhận được quan tâm sâu rộng hơn nữa từ phía các ban, ngành, cơ quan và tổ chức nếu như chúng ta có ý định ngăn ngừa các tổn thất thiên tai của đa dạng sinh học”.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
