Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Khí hậu là gì?

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ấp, áp suất khí quyển và các hiện tượng xảy ra trong khí quyển cùng nhiều yếu tố khí tượng khác xảy ra trong một thời gian dài của một vùng miền xác định.

Hiện nay trên Trái Đất có 5 vòng đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu trong đó có 1 đới nóng (khí hậu nhiệt đới), 2 đới ôn hòa (khí hậu ôn đới) và 2 đới lạnh (khí hậu hàn đới).


Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định.

Về đới nóng

+ Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

+ Đặc điểm:

Quanh năm có góc chiếu sáng của mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.

Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tín phong.

Lượng mưa trung bình năm: từ 1000 mm đến trên 2000 mm.

Về đới ôn hòa

+ Giới hạn: Từ chí tuyến bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

+ Đặc điểm:

Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.

Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới.

Lượng mưa trung bình năm: từ 500 mm đến trên 1000 mm.

Về đới lạnh

+ Giới hạn: Từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam.

+ Đặc điểm:

Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm .

Gió thổi thường xuyên trong khu vực này là gió Đông cực.

Lượng mưa trung bình năm: thường dưới 500 mm.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu.

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Thời tiết là gì?

Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển tại một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định, ví dụ: nắng – mưa, nóng – lạnh, ẩm thấp – khô ráo. Các hiện tượng của thời tiết hầu hết diễn ra trong tầng đối lưu

Thời tiết bị chi phối bởi áp suất không khí từ nơi này với nơi khác. Các yếu tố thời tiết là nhiệt độ, không khí, áp suất khí quyển, lượng mưa, hướng gió. Các hiện tượng thời tiết là: nắng, mưa, lốc xoáy, sấm sét, sương mù,…

So sánh khí hậu và thời tiết

Giống nhau

Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định, đều có các yếu tố của các hiện tượng khí tượng: không khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,… người ta dựa vào các yếu tố này để phân loại thời tiết và khí hậu.

Khác nhau

Sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết dựa vào thời gian và tính chất của nó

  • Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn tại một địa phương xác định và thời tiết luôn luôn thay đổi.
  • Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật lặp đi lặp lại tạo ra đặc trưng về khí tượng cho một vùng miền

Ví dụ:

  • Thời tiết trong 1 ngày tại TP Hà Nội, sáng trời nắng, chiều tối trời mưa và chuyển lạnh.
  • Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khó có thể thay đổi do phụ thuộc vị trí địa lí.

Nguyên nhân của sự khác biệt giữa khí hậu và thời tiết

Do tính vị trí địa lý mà xảy ra những yếu tố khác nhau giữa khí hậu và thời tiết tại 2 miền Nam và Bắc , khi mà ở miền bắc được chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu và đông, thì miền nam chỉ có đúng 2 miền là mùa mưa và mùa nắng, khí hậu tại miền nam quanh năm nóng, nắng bởi vị trí miền nam nằm ở gần đường xích đạo, bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu dần

Ngoài ra còn có sự hấp thụ thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, nhiệt độ giữa nước và mặt đất tăng giảm khác nhau, các loại đất đá mau nóng và mau nguội, còn nước thì nóng chậm và lâu nguội hơn -> sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước làm cho nhiệt độ không khí ở các vùng gần biển và vùng nằm sâu trong lục địa khác nhau -> Sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News