Phản ứng "lạ" khi bạn ở ngoài vũ trụ: Cao lên! Nhưng bạn sẽ không thích đâu

Nếu bạn nghĩ chỉ có phẫu thuật kéo chân mới làm bạn cao hơn thì bạn đã lầm. Chắc chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng vũ trụ thực sự có thể làm tăng chiều cao lên đấy.

Cơ thể con người trên Trái đất luôn chịu tác động của trọng lực. Vì vậy, khi chúng ta làm những điều điên rồ như bay vào không gian, nơi mà trọng lực là rất nhỏ hoặc bằng 0, những điều kỳ lạ sẽ xảy ra.

Chẳng hạn vào đầu năm 2018, phi hành gia người Nhật Norishige Kanai tự hào tuyên bố rằng sau chuyến du hành kéo dài ba tuần trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, anh ta đã cao thêm 9cm.


Norishige Kanai thuộc Cơ quan Thám hiểm Không gian Vũ trụ Nhật Bản (JAXA)

Đây là một hiện tượng có thực đấy. Việc ở trong không gian vô trọng lực có thể kéo dài cột sống hơn một chút. Có điều, kéo dài đến 9cm như Kanai thì có vẻ hơi khó tin. Quả nhiên sau đó Kanai đã kiểm tra lại và phát hiện ra anh chỉ cao thêm khoảng... 2cm thôi.

Và tiếc hơn nữa, đó là hiệu ứng tạm thời thôi. Sau khi trở lại Trái đất và lại phải chịu tác động của trọng lực, cơ thể của anh ta sẽ nhanh chóng co ngắn lại. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây không phải là chiều cao. Vấn đề là nó cho thấy môi trường vô trọng lực ngoài vũ trụ có thể làm thay đổi cơ thể chúng ta theo những cách thật kỳ lạ.

Kanai không phải là phi hành gia đầu tiên thông báo có sự gia tăng chiều cao khi du hành vào không gian. Scott Kelly của NASA quay trở lại Trái đất vào tháng 3/2016 sau gần một năm ở trên Trạm Vũ trụ quốc tế, anh ta cũng đã cao hơn khoảng 5cm.


Scott Kelly và người anh trai song sinh của mình.

Trong môi trường không trọng lực, cột sống sẽ giãn ra. Trên Trái đất, lực hấp dẫn giữ các đốt sống cố định bằng cách liên tục kéo chúng lại với nhau. Nhưng nếu không có trọng lực, các đốt sống sẽ tự nhiên giãn ra xa nhau một chút, làm chúng ta trở nên cao hơn.

Thông thường, các phi hành gia trong không gian có thể cao thêm tối đa 3%,.Đó là lý do tại sao tuyên bố của Kanai khiến những người đồng đội của mình ngạc nhiên vô cùng. Sau vài ngày hoặc vài tuần trên trái đất, trọng lực sẽ nén một người trở lại chiều cao ban đầu của họ.


Trọng lực Trái đất sẽ kéo các đốt sống trở lại gần nhau hơn.

Môi trường không trọng lực cũng đem lại nhiều các tác động phụ cho cơ thể con người, và kỳ thực thì hầu như tất cả đều là tiêu cực. Tuy nhiên, tiếc là không có nhiều nhà du hành sống đủ lâu trong không gian để cung cấp thông tin cho các nhà khoa học để hiểu rõ về những tác động không tốt này.

Hiện tại, khoa học đang bắt đầu hiểu được một vài tác động trong số chúng. Chẳng hạn, mật độ xương có thể loãng ra, cơ bắp yếu đi, dịch cơ thể chảy hết lên trên, tạo ra áp lực gây phù nề một số bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là vùng mắt bị giảm thị lực.

Một vấn đề lớn khác là bức xạ. Trong phạm vi từ trường của Trái đất, con người được bảo vệ khỏi phần lớn bức xạ rất mạnh phát ra từ Mặt trời. Nhưng trên quỹ đạo ngoài vũ trụ, chúng ta dễ bị tổn thương hơn. Sự tiếp xúc liên tục với bức xạ có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Nhưng cũng giống như trên Trái đất, thể trạng sức khoẻ của mỗi người khác nhau, môi trường ngoài vũ trụ ảnh hưởng đến từng phi hành gia theo những cách riêng biệt. Vì lý do này, NASA đang nghiên cứu cả Scott Kelly và người anh em sinh đôi của anh ấy tên là Mark.

Cả hai đều là phi hành gia, nhưng Scott đã dành cả năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế trong khi Mark ở lại Trái đất. Trong năm đó, NASA và các nhà nghiên cứu khác giám sát sức khoẻ của hai anh em với hy vọng đánh giá chính xác hơn những thay đổi sinh lý liên quan trong suốt chuyến du hành.

Điều này sẽ đặc biệt hữu ích trong những năm tới khi mà kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa – một ​​chuyến đi ra ngoài vũ trụ thực sự - được tiến hành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News