Phao cứu hộ điều khiển từ xa
Trên các bãi biển, thủy triều và biển động có thể kéo người đang bơi ra ngoài khơi cực nhanh. Lúc đó, các nhân viên cứu hộ không thể bơi ngay ra để cứu mà việc hạ thủy một chiếc ca nô cứu hộ lại rất mất thời gian.
Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)
Để giải quyết tình huống này, các kỹ sư ở Mỹ đã thiết kế một loại phao cứu sinh Emily rẻ tiền và dễ dàng tiếp cứu những người bị nạn. Loại phao này nặng khoảng 11 kg, hạ thủy chỉ mất 30 giây và có thể đạt tốc độ tối đa 39 km/giờ, có tần số radio điều khiển trong phạm vi 1,6 km, được tích hợp hệ thống quét dò tìm người bị nạn đã chìm xuống nước.
Emily hoạt động với động cơ giống thuyền cứu hộ và có thể tự lật trở lại nếu bị sóng đánh úp. Khi phao tiếp xúc được với người gặp nạn, người điều khiển trên bờ có thể giao tiếp với họ thông qua một camera và hệ thống radio hai chiều, từ đó có thể điều khiển đưa người bị nạn vào bờ an toàn, nhanh chóng.
*
***
* Phát sáng từ bên trong cơ thể
Các nhà sinh vật học của Viện Hải dương học Scripps (San Diego, Mỹ) đang nghiên cứu về loài ốc sên biển Clusterwink, có thể phát quang từ bên trong cơ thể để tránh kẻ thù (ảnh).
Loài ốc này nhỏ bé, thường thấy trong các cụm ốc dính chặt trên bờ đá ở bãi biển. Không giống như loài ốc sên trên cạn tiết ra chất nhầy phát quang, ốc Clusterwink phát quang sinh học dựa trên một phản ứng hóa học bên trong cơ thể chúng. Khi có sinh vật nào chạm vào, chúng sẽ phát ra một ánh sáng nhấp nháy màu xanh lá cây.
Đặc biệt, ngay cả khi co vào, lớp vỏ của chúng vẫn có khả năng khuếch đại ánh sáng khiến nguồn sáng này tăng lên rất nhiều và tỏa ra mọi hướng trên vỏ. Do đó, chúng có thể liên lạc an toàn với nhau cả khi đã rúc vào bên trong lớp vỏ cứng. Cơ chế phát sáng độc đáo này không những tạo ra ảo giác nhằm làm cho kẻ thù phải hoảng sợ bỏ đi mà còn báo động cho những sinh vật săn mồi lớn hơn đến bắt kẻ thù.
Nhóm nghiên cứu đang tìm cách tận dụng cấu trúc khuếch đại ánh sáng đặc biệt này vào việc sản xuất các vật liệu có hiệu suất quang học tốt hơn.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
