Phao cứu sinh thông minh có thể tự "bơi" đến vị trí người bị nạn
Phao cứu sinh U-safe được điều khiển từ xa, có thể lướt trên mặt nước với tốc độ 27 km/giờ và nhanh chóng đưa người gặp nạn lên bờ an toàn.
Một công ty ở Bồ Đào Nha vừa gây sốt với thiết kế mới nhất của mình. Đó là một chiếc phao cứu sinh thông minh có tên gọi U-Safe. Chiếc phao được điều khiển từ xa này có thể bơi đến chính xác vị trí của người gặp nạn để đưa họ vào bờ.
Với thiết kế đơn giản nhưng rất độc đáo và hữu dụng, phao cứu sinh U-safe có thể bơi đến chính xác vị trí người bị nạn để giải cứu. (Ảnh: Noras Performance).
Thiết kế khá đơn giản nhưng rất độc đáo và hữu dụng. Chỉ với hình dạng chữ U, người đuối nước có thể bám vào nó một cách dễ dàng. Hai động cơ mạnh được gắn ở hai đầu chữ U, có thể lướt băng băng trên mặt nước hoặc kéo một người vào đến vị trí an toàn như tàu thủy hay bờ biển.
U-Safe có thể nhận được sóng và hoạt động được trong bán kính 5km quanh bộ điều khiển. Đây rõ ràng là một thiết bị của tương lai, khi nó được sạc điện bằng năng lượng Mặt Trời. Nguồn điện dự trữ bên trong tuy không quá nhiều, nhưng vẫn đủ để hoạt động trong một thời gian dài và kéo được một người từ ngoài khơi vào bờ.
Nhà sản xuất dự kiến sẽ nâng cấp U-Safe để cứu được nhiều người hơn cùng một lúc.
Phao cứu hộ U-Safe có thiết kế khá đơn giản nhưng rất hữu dụng. Nhà sản xuất dự kiến sẽ bổ sung thêm thiết bị định vị toàn cầu GPS hoặc thiết kế phiên bản lớn hơn để phao có thể cứu được nhiều người cùng một lúc.
Hiện mỗi phao cứu hộ nói trên được bán với giá 12.000 USD, tương đương 280 triệu đồng VN.
Trước đó, hồi năm 2017, hãng Hydronalix có trụ sở ở bang Arizona, Mỹ cũng đã thiết kế và sản xuất chiếc phao cứu hộ điều khiển từ xa có tên EMILY (Emergency Intergrated Lifesaving Lanyard). EMILY có thể được triển khai chỉ trong 30 giây, với vận tốc tối đa là 39 km/giờ, nhờ đó có thể tiếp cận người bị nạn nhanh chóng hơn, so với việc cứu hộ viên tự mình bơi đến.
EMILY có thể được triển khai chỉ trong 30 giây, với vận tốc tối đa là 39km/giờ.
Emily có trang bị động cơ cánh quạt kiểu mô tô nước và cơ chế tự lấy lại cân bằng sau khi bị lật úp bởi những con sóng. Khi đã tiếp cận được người bơi, cứu hộ viên điều khiển trên bờ có thể giao tiếp với người gặp nạn, thông qua một camera và bộ đàm được gắn kèm theo chiếc phao. Emily có thể chở người gặp nạn vào bờ bằng động cơ hoặc dây cứu hộ. Bên cạnh lợi ích về tốc độ, sử dụng chiếc phao cứu sinh này để cứu hộ sẽ tránh được việc đặt các nhân viên cứu hộ vào vòng nguy hiểm – vốn là vấn đề thường xảy ra khi giải cứu những người gặp nạn đang hoảng loạn, họ sẽ ôm chặt và dìm người cứu hộ xuống nước.
Giá bán cho một chiếc phao cứu sinh điều khiển từ xa Emily là khoảng $3.500 USD, ít hơn một nửa so với giá trung bình của một chiếc mô tô nước.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
