Pháp cử robot đến khắc phục hậu quả hạt nhân Nhật
Hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn nguồn tin từ Liên hiệp Năng lượng Pháp (Electricite de France-ADF) đưa tin, hôm nay, Pháp sẽ gửi các robot của mình đến Nhật để giúp khắc phục các hậu quả tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Robot sẽ được đưa tới Nhật sẽ là các cỗ máy có trọng lượng 130 tấn. Tất cả các robot được thiết kế và lắp ráp tại công ty GIE Intra, xí nghiệp liên doanh của EDF, Areva và Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pháp (Commissariat một l’Energie atomique, CEA).
Các thiết bị tự động này được thiết kế nhằm thực hiện các hoạt động khẩn cấp trong điều kiện bức xạ cao. Theo EDF, các robot có thể thực hiện các công việc như đo mức bức xạ cũng như tiến hành các công việc kỹ thuật khác, bao gồm cả làm sạch nhà máy điện hạt nhân sau khi vụ nổ xảy ra.
Các robot của Pháp sẽ giúp khắc phục hậu quả tại các nhà máy điện hạt nhân của Nhật
Các robot của Pháp cũng có thể sắp xếp các mảnh vỡ để đánh dấu vị trí, tạo điều kiện cho các công việc tiếp theo của các chuyên gia. Ngoài ra, các robot còn có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh các thao tác của bản thân và môi trường xung quanh để chuyển cho trung tâm điều khiển từ xa.
Tại Pháp, ngay sau thời điểm xảy ra thảm họa Chernobyl (Nga), cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều đã tham gia chế tạo và sản xuất các robot được gọi là robot tiện dụng có thể thực hiện công việc kỹ thuật. Hiện nay, chịu trách nhiệm sản xuất các loại robot này là công ty Intra, công ty được đầu tư của nhà nước, với hơn 20 loại thiết bị tương tự.
Được biết, để khắc phục hậu quả tại nhà máy điện hạt nhân, Chính phủ Nhật đã kêu gọi những người làm việc cảm tử - những anh hùng dân tộc, những người này phải thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện nguy hiểm bởi bức xạ cao. Theo thông tin mới nhất, đã có 5 người cảm tử hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
