Pháp giúp xây phòng thí nghiệm Plasma đầu tiên

Phòng thí nghiệm Plasma đầu tiên ở Việt Nam đã được xây dựng tại Đại học Đà Nẵng, do Đại học Joseph Fourier của Cộng hòa Pháp tài trợ. Dự án này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa Đại học Đà Nẵng với các trường Đại học của Pháp.

Phòng thí nghiệm Plasma là một thành phần của Phòng thí nghiệm quốc tế về Vật lý hạt nhân ở Việt Nam, được thành lập trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Quốc gia Pháp và Bộ Khoa học-Công nghệ.

Bước đầu, Phòng thí nghiệm Plasma tại Đại học Đà Nẵng được trang bị 3 hạng mục thiết bị gồm: một lò phản ứng plasma nghiên cứu nhiều cặp cực, một thiết bị phóng điện và một thiết bị nghiên cứu đặc trưng điện của Plasma (cảm biến tĩnh điện của Langmuir).

Lò phản ứng Plasma cho phép thực hiện một số thí nghiệm cơ bản về công nghệ micro và công nghệ nano như khắc hay phủ những lớp mỏng kim loại bằng phương pháp PACVD (phủ hóa học trạng thái hơi với sự trợ giúp của Plasma) hoặc bằng phương pháp PAPVD (phủ vật lý trạng thái hơi với sự trợ giúp của Plasma). Nhờ lò phản ứng này, các nhóm nghiên cứu của hai Đại học có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu chung, như đồng hướng dẫn luận án Tiến sĩ.

Các thiết bị lắp đặt tại Phòng thí nghiệm Plasma này cũng cho phép các học viên cao học và nghiên cứu sinh tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm. Các thiết bị này đảm bảo thực hiện ít nhất ba dạng thực nghiệm: đặc trưng hóa tính điện của plasma bằng cảm biến tĩnh điện Langmuir; nghiên cứu thực nghiệm sự phóng điện (mô tả, định luật Paschen, đặc trưng hóa điện cực dương); nghiên cứu thực nghiệm phương pháp phủ lớp kim loại mỏng với sự trợ giúp của plasma.

Việc lắp đặt thiết bị này vừa được hoàn tất và đưa vào hoạt động trong tháng 11. Với đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu về Plasma và trang thiết bị được trang bị, Đại học Đà Nẵng có thể phát triển một Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo hiện đại về Plasma ở Việt Nam./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News