Pháp nỗ lực ngăn chặn loài nấm có khả năng tàn phá rừng

Nhà chức trách Pháp đang lo lắng trước nguy cơ loài nấm có tên khoa học Phytophthora ramorum sẽ trở thành "cơn ác mộng" đối với các khu rừng của nước này.

Cơ quan quốc gia về an ninh y tế Pháp (ANSES) vừa đưa ra các khuyến nghị nhằm ngăn chặn sự lây lan của một loài nấm có khả năng hủy hoại nhiều cánh rừng và cây cảnh.

Theo phóng viên tại Paris, nhà chức trách Pháp đang lo lắng trước nguy cơ loài nấm có tên khoa học Phytophthora ramorum sẽ trở thành "cơn ác mộng" đối với các khu rừng của nước này.


Nấm Phytophthora ramorum khiến cho các dòng nhựa bên trong thân cây rỉ ra bên ngoài. (Nguồn: ipmimages.org).

Trước tình hình trên, ANSES đã ban hành một tài liệu để cảnh báo các địa phương theo dõi sự lây lan và xóa bỏ các ổ nấm.

Theo ANSES, trên thực tế, nấm Phytophthora ramorum từng được biết đến do sự tàn phá mà nó đã gây ra ở nhiều nơi khác trên thế giới, như ở Mỹ với hàng triệu cây sồi đã bị chết vào những năm 1990, hay các trang trại trồng thông ở Anh bị ảnh hưởng nặng nề hồi năm 2009 do sự xâm lấn của loại nấm này.

Bệnh được biểu hiện qua những đốm trên lá liên quan đến một lượng lớn bào tử nấm xâm chiếm cây, khiến cho các dòng nhựa bên trong thân cây rỉ ra bên ngoài.

Được phát hiện lần đầu tiên tại tỉnh Finistère, miền Tây nước Pháp, nấm Phytophthora ramorum đã khẳng định "tai tiếng” đáng sợ khi hủy hoại các cây thông.

Tài liệu của ANSES đã chỉ ra những rủi ro lớn do loài nấm này gây ra đối với nhiều loại cây rừng và cây cảnh, tuy nhiên không thể đưa ra một con số chính xác.

Để ngăn chặn sự lây lan của loài nấm trên, ANSES đã khuyến nghị "giám sát chuyên sâu" tại các vùng có khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của loài thực vật này như Bretagne, Normandie và Limousin, cũng như ngừng trồng 3 giống thông truyền thống của các khu vực này được cho là dễ bị nấm "làm tổn thương".

Ngoài ra, ANSES cũng khuyến nghị tăng cường kiểm soát các vườn ươm cây cảnh, nhất là những khu vườn trồng đỗ quyên có nguy cơ bị nhiễm nấm cao.

Theo cơ quan này, trong trường hợp phát hiện ra nấm Phytophthora ramorum trong rừng, cần chặt bỏ hoàn toàn những loài cây bị nhiễm bệnh để tránh sự lây lan của loài nấm nêu trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News