Phát hiện 3 loài thực vật mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học vừa công bố ba loài thực vật mới thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) ở Việt Nam.

Việt Nam phát hiện thêm loài thực vật mới

Ba loài thực vật mới có tên khoa học là Aristolochia faviogonzalezii T. V. Do, S. Wanke & C. Neinhuis (Mộc hương Favio); Aristolochia tadungensis T. V. Do & T. H. Luu (Mộc hương Tà Đùng) Aristolochia tonkinensis T. V. Do & S. Wanke (Mộc hương Bắc).

Phát hiện 3 loài thực vật mới ở Việt Nam
Hình thái bao hoa của Aristolochia faviogonzalezii. (Ảnh: Nghiêm Đức Trọng).

Mộc hương Favio có đặc điểm là phiến lá hình trứng rộng đến hình tim. Phần nửa trên của họng cây màu trắng và được khảm rải rác những chấm màu tím sậm, phần nửa dưới họng cây có màu hồng nhạt và nhẵn. Các nhà khoa học ghi nhận hai quần thể loài trên trong khu vực vùng núi đá vôi gần nhà máy xi măng Bút Sơn trên địa phận hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. Tuy nhiên, giới khoa học cảnh báo, loài này nằm khu vực rừng được bảo vệ và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của con người.

Đặc điểm của loài Mộc hương Tà Đùng là ống phía trên hình phễu, thuôn dài, họng màu vàng được khảm nhiều chấm màu cam. Chúng được tìm thấy trong một số Khu Bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ ở Đăk Nông và Lâm Đồng. Quần thể này có số lượng rất ít, nằm trong khu vực vùng đệm hoặc khu vực không được bảo vệ nghiêm ngặt.

Phát hiện 3 loài thực vật mới ở Việt Nam
Hình thái bao hoa của Aristolochia tadungensis. (Ảnh: Lưu Hồng Trường).

Mộc hương Bắc được nhận dạng bởi phiến lá hình trứng, gốc phiến lá tròn, họng màu trắng và không có các chấm. Loài này phân bố khá rộng và được ghi nhận trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt ở một số vườn quốc gia như Cúc Phương, khu bảo tổn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Canh.

Phát hiện 3 loài thực vật mới ở Việt Nam
Hình thái cụm hoa của Aristolochia tonkinensis. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Cường).

Phát hiện trên là kết quả nghiên cứu hợp tác giữa Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Sinh thái học miền Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Đại học Tổng hợp Dresden (Đức).

  • Phát hiện loài thực vật mới ở Quảng Bình
  • Phát hiện thực vật mới ở Đắk Nông
  • Phát hiện loài thực vật mới ở Khánh Hòa
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News