Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Nghiên cứu loài dơi Rhinolophus, chuyên gia phát hiện 500 loại virus corona, bổ sung bằng chứng về vật trung gian lây nhiễm sang người.

Báo cáo ngày 11/2 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, ngày càng có nhiều bằng chứng từ nghiên cứu khoa học về dịch bệnh do chủng mới virus corona gây ra (Covid-19) có liên quan tới virus corona ở dơi Rhinolophus. Loài này thường sống chủ yếu ở phía nam Trung Quốc, châu Á, châu Phi và vùng Trung Đông.

Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi
Loài dơi Rhinolophus được phát hiện có 500 loại virus corona. (Ảnh: Phys).

Nghiên cứu mới phát hiện hơn 500 loại virus corona được tìm thấy ở loài dơi này. Đáng chú ý các nghiên cứu huyết thanh học một số người dân vùng nông thôn sinh sống gần hang động có dơi, tỉ lệ dương tính với virus corona là 2,9%. Con số cho thấy khả năng lây nhiễm do người tiếp xúc với chúng khá cao.

Nhiều chuyên gia cho biết con đường lây truyền Covid-19 từ khi bắt đầu bùng phát vẫn chưa thực sự rõ ràng. Giả thiết hiện nay rất có thể là những động vật chủ trung gian có vai trò truyền bệnh trước đó như dịch SARS năm 2003.

Các nhóm chuyên gia Trung Quốc và quốc tế đang trong quá trình xác định chính xác nguồn gốc động vật lây nhiễm nCoV, nhằm đảm bảo những đợt bùng phát tương tự không xảy ra trong tương lai. Nghiên cứu cũng giúp tăng sự hiểu biết cũng như cách thức, con đường lây nhiễm các loại virus từ động vật sang người.

Dịch Covid-19 được phát hiện từ đầu tháng 12 có nguồn gốc từ chợ hải sản và động vật hoang dã Hoa Nam, tỉnh Vũ Hán. Hiện chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố về việc sửa đổi luật buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nhằm hạn chế nguồn lây nhiễm virus corona từ buôn bán và tiêu thụ thịt động vật hoang dã.

Ngày 11/2, WHO đặt tên căn bệnh do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra là Covid-19. Tổng giám đốc của WHO Tandesser cho rằng, tên gọi mới nhằm tránh liên hệ đến vị trí địa lý cụ thể, nhóm động vật hoặc người, tránh tạo sự kỳ thị.

  • Học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng Covid-19: Phụ huynh, nhà trường cần chuẩn bị gì?
  • Cách chọn nước rửa tay khô an toàn và hiệu quả nhất trong dịch Covid-19
  • 5 sai lầm phổ biến trong phòng ngừa virus corona
  • Cách phân biệt virus corona và cảm lạnh thông thường
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Các nhà khoa học phát hiện một loài cá hang động lớn bất thường, chưa từng được mô tả và có thể vẫn đang trong quá trình tiến hóa.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Có một nơ-ron trong não chó và các loài động vật có vú khác có chức năng phản ứng lại những kích thích ở phần nang lông.

Đăng ngày: 12/02/2020
Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Những “bài hát” réo rắt của chim cánh cụt jackass châu Phi được phát hiện tuân theo những quy tắc cực kỳ phổ biến của ngôn ngữ loài người.

Đăng ngày: 11/02/2020
Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang đe dọa các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.

Đăng ngày: 11/02/2020
Vì sao cua lại nhả bọt?

Vì sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Đăng ngày: 09/02/2020
Loài kỳ giông kỳ lạ có thể nằm yên bất động trong… 7 năm liên tục

Loài kỳ giông kỳ lạ có thể nằm yên bất động trong… 7 năm liên tục

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một loài kỳ giông có khả năng rất đặc biệt đó là nằm yên bất động trong suốt một thời gian dài.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tìm thấy hậu duệ của rùa khổng lồ

Tìm thấy hậu duệ của rùa khổng lồ "George cô đơn" đã tuyệt chủng

Các nhà thám hiểu đã tìm thấy 30 con rùa khổng lồ, trong đó có hậu duệ của loài rùa đã tuyệt chủng, trên Quần đảo Galápagos.

Đăng ngày: 05/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News