Phát hiện ấu trùng tò vò ăn thịt anh chị em cùng mẹ

Khi bị mẹ nhốt chung vào cùng không gian chật hẹp, những con ấu trùng Isodontia harmandi sẵn sàng ăn thịt anh chị của mình.

Tại các "vườn ươm ấu trùng" trong các hốc cây, con cái Isodontia harmandi - loài tò vò sống đơn độc thay vì sống chung trong các tổ đẻ khoảng chục trứng vào cơ thể của một con côn trùng đã bị làm tê liệt.

Sau đó, con mẹ nhét thêm côn trùng vào vườm ươm trước khi bịt kín bằng một ít rêu. Việc nhốt chung ấu trùng trong một không gian chật hẹp như vậy tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về thức ăn.

Phát hiện ấu trùng tò vò ăn thịt anh chị em cùng mẹ
Ấu trùng Isodontia harmandi ăn thịt đồng loại để lớn lên. (Ảnh: Tomoji Endo)

Nghiên cứu mới đây cho thấy các con ấu trùng Isodontia harmandi thường tàn sát lẫn nhau để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng.

Theo nhà khoa học Tomoji Endo tới từ Đại học Kobe - tác giả nghiên cứu, trước nghiên cứu trên từng có các ghi chép về việc ăn thịt đồng loại ở loài này nhưng "rất ít bằng chứng".

Để chứng minh điều đó, Endo và đồng nghiệp của mình là Yui Imasaki thu thập các tổ Isodontia harmandi ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp miền trung Nhật Bản từ năm 2010 đến năm 2015. Họ đợi con cái Isodontia harmandi đẻ trứng bên trong, sau đó mang "vườn ươm" vào phòng thí nghiệm và theo dõi sự phát triển của ấu trùng.

Các quan sát cho thấy hành vi ăn thịt của lũ ấu trùng Isodontia harmandi. Cụ thể, những con Isodontia harmandi làm thịt đồng loại thường lớn hơn anh chị em mà chúng ăn.

“Chúng tôi rất sốc khi thấy ấu trùng tò vò thường xuyên ăn thịt đồng loại trong tổ của chúng. Chúng tôi rất bất ngờ khi không có tương tác hung hăng rõ ràng nào giữa kẻ ăn thịt và nạn nhân. Các ấu trùng dường như chấp nhận số phận của mình mà không cần chiến đấu", ông Endo cho hay.

Endo và Imasaki cũng phát hiện việc ăn thịt đồng loại thường xảy ra trong các tế bào nhiều ấu trùng và ít xảy ra hơn khi thức ăn do con mẹ cung cấp là mật hoa, thực vật và côn trùng nhỏ.

Các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thuyết những con Isodontia harmandi cái chủ đích sinh nhiều con để đảm bảo lũ con của chúng có thể lớn lên nhờ ăn thịt anh chị em của mình. Bằng cách đó, lũ con non có thể tránh bị đói nếu nguồn cung cấp thực phẩm truyền thống cạn kiệt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Con rệp giường nguy hiểm như thế nào?

Con rệp giường nguy hiểm như thế nào?

Rệp giường là một trong số những loài sinh sôi nhanh và hút máu khủng khiếp nhất, gây ngứa rát, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, đặc biệt phía sau lưng.

Đăng ngày: 10/06/2022
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 09/06/2022
Top 4 loại hoa đẹp đến mấy cũng không nên trưng trong nhà kẻo ảnh hưởng sức khỏe

Top 4 loại hoa đẹp đến mấy cũng không nên trưng trong nhà kẻo ảnh hưởng sức khỏe

Những cây có mùi nồng như ly, lavender... chỉ nên đặt ngoài sân chứ không nên để trong nhà.

Đăng ngày: 09/06/2022
Trung Quốc cho ra đời lợn nhân bản bằng robot đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc cho ra đời lợn nhân bản bằng robot đầu tiên trên thế giới

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết họ phát triển một quá trình nhân bản lợn hoàn toàn thông qua sử dụng robot.

Đăng ngày: 03/06/2022
Kinh hoàng mạng sâu bướm khổng lồ giăng đầy khắp công viên ở Anh

Kinh hoàng mạng sâu bướm khổng lồ giăng đầy khắp công viên ở Anh

Mạng lưới trắng xóa, mềm mịn khổng lồ bao phủ khắp các thân cây quanh công viên gần nhà khiến người phụ nữ 34 tuổi tại Anh vô cùng sửng sốt.

Đăng ngày: 02/06/2022
Gián ăn bụi Mặt trăng lấy về từ sứ mệnh Apollo 11 đang được bán đấu giá

Gián ăn bụi Mặt trăng lấy về từ sứ mệnh Apollo 11 đang được bán đấu giá

Bụi Mặt Trăng được các phi hành gia Apollo 11 đem về Trái đất. Bụi được cho gián ăn và thải ra. Cả gián và bụi được lưu giữ từ năm 1969 đến nay được đem ra bán đấu giá.

Đăng ngày: 02/06/2022
Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Đăng ngày: 02/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News