Phát hiện bộ gene cổ xưa khiến Covid-19 trở nặng
Các nhà khoa học đã tìm thấy 6 gene khiến bệnh nhân Covid-19 có thể trở nặng, liên quan đến chủng tộc người Neanderthal từ khoảng 60.000 năm trước.
Phát hiện mới được công bố hôm 3/7. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu lý do vì sao những đoạn gene này làm tăng nguy cơ nhiễm nCoV nặng hơn người bình thường. Tuy nhiên họ vẫn chỉ ra được mối liên kết cơ bản.
Người Neanderthal là một chi người đã tuyệt chủng, được xếp là phụ loài của người hiện đại hoặc tách thành một loài riêng.
"Ảnh hưởng từ việc trao đổi gene xảy ra khoảng 60.000 năm trước vẫn còn những tác động nhất định tới hiện tại", theo lời tiến sĩ Joshua Akey, một nhà di truyền học tại đại học Princeton.
Đoạn mã này bao gồm 6 gene nằm trên nhiễm sắc thể số 3 và xuất hiện phổ biến ở Bangladesh, trong khoảng 63% dân số. Trên toàn khu vực Bắc Á, có gần 1/3 số người mang trong mình những gene này. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều ở những khu vực khác, 8% châu Âu và 4% ở khu vực Đông Á. Nhóm gene này gần như không tồn tại ở khu vực châu Phi.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định cơ sở tiến hóa nào dẫn tới sự phân bổ này trong suốt 60.000 năm qua. "Đó chính là câu hỏi giá trị nhất", theo tiến sĩ Hugo Zeberg, nhà di truyền học tại Viện Karolinska, Thụy Điển, đồng tác giả nghiên cứu.
Một nhà nghiên cứu khai quật được hài cốt người Neanderthal, năm 2019. (Ảnh: NY Times).
Một khả năng có thể xảy ra đó là phiên bản gene của người Neanderthal không có lợi nên đã dần biến mất theo thời gian ở những khu vực khác. Trong khi nó giúp cho cư dân vùng Nam Á chống chọi với bệnh tật tốt hơn thông qua việc kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh với những virus lây lan trong khu vực này.
"Chúng tôi cần nhấn mạnh đây mới chỉ là phỏng đoán đơn thuần", tiến sĩ Svante Paabo, Giám đốc Viện nghiên cứu Nhân chủng học và Tiến hóa Max Planck, Đức, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay.
Các chuyên gia mới chỉ có những hiểu biết ban đầu vì sao Covid-19 nguy hiểm hơn với một số người. Người già và nam giới đều có nguy cơ bệnh nặng hơn khi nhiễm nCoV.
Yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng đáng kể. Tại Mỹ, người da màu có nguy cơ trở nặng cao hơn nhiều so với người da trắng. Điều này là do điều kiện sống, đặc trưng công việc và yếu tố bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì.
Yếu tố di truyền cũng đóng góp một phần. Tháng trước, các nhà nghiên cứu thực hiện so sánh những ca nhiễm nặng của Italy và Tây Ban Nha so với những ca nhẹ. Họ tìm thấy hai đoạn mã gene liên quan tới nguy cơ trở nặng. Một nằm trên nhiễm sắc thể số 9, bao gồm gene nhóm máu và đoạn còn lại là đoạn mã của người Neanderthal trên nhiễm sắc thể số 3.
Tuy nhiên vào tuần trước, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã đưa ra số liệu chứng minh nhóm máu không liên quan nhiều tới việc nhiễm nCoV. Mặt khác, các dữ liệu mới lại cho thấy liên kết càng rõ ràng giữa Covid-19 và nhóm gene cổ của người Neanderthal. Những người mang trong mình đầy đủ nhóm gene này có nguy cơ mắc Covid-19 nặng gấp 3 lần người không có.
Hầu hết những gene này đều không có lợi cho loài người hiện đại. Nó là gánh nặng di truyền với sức khỏe hoặc khiến cho cá thể đó khó có con hơn.
Tiến sĩ Zeberg cho biết nhiều loại gene khác của người Neanderthal lại có ích khi giúp bệnh nhân chống lại virus. Khi tổ tiên người hiện đại phân bổ tới khu vực Á Âu, họ có thể phải chống chọi với những chủng virus mà người Neanderthal bản địa đã có sẵn miễn dịch. Những gene này vẫn được duy trì trong quần thể tới ngày nay.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
