Phát hiện bộ xương dài 30m của sinh vật biển bí ẩn

Thiết bị lặn điều khiển từ xa tìm thấy phần còn lại của một sinh vật biển khổng lồ chưa được xác định trong chuyến thám hiểm Địa Trung Hải.


Phát hiện xương sinh vật biển dài tới 30 m dưới Địa Trung Hải. (Video: BBR Investgations).

Nhà nghiên cứu Deborah Hatswell đã bối rối khi nhận được đoạn video từ các thợ lặn làm việc trong ngành dầu khí, ghi lại việc phát hiện một bộ xương khổng lồ gần như nguyên vẹn ở độ sâu khoảng 830 m dưới mực nước biển. Chia sẻ trên kênh YouTube cá nhân gần đây, cô hy vọng sẽ tìm được câu trả lời từ người xem.

Hatswell giải thích rằng các công nhân đã tình cờ bắt gặp bộ xương trong lúc thám hiểm đáy biển Trung Hải bằng thiết bị lặn điều khiển từ xa (ROV). Nó bao gồm các đoạn cột sống nằm thẳng hàng cùng một tập hợp các xương lớn hơn ở một đầu. Toàn bộ mẫu vật dài tới 30 m.

"Kích thước và cấu trúc của bộ xương không phù hợp với bất kỳ sinh vật biển nào trong khu vực", Hatswell nhấn mạnh. "Tôi đã xem xét các loài khả nghi như cá voi và cá mái chèo khổng lồ nhưng tất cả đều không trùng khớp".

Nhà nghiên cứu giải thích thêm rằng cá voi có ba lưỡi dẹt trên xương cột sống của nó, mỗi lưỡi cách nhau 120 độ, nhưng sinh vật này chỉ có hai. Cá mái chèo khổng lồ hay cá ruy băng - loài cá xương dài nhất còn tồn tại - cũng chỉ dài tối đa 11m, trong khi mẫu vật này dài tới 30m.


Bộ xương của sinh vật biển bí ẩn này dài tới 30m.

Chia sẻ trên tờ Daily Star, thợ lặn cho biết bộ xương có thể đã rất cổ xưa vì bên dưới nó có nhiều vò hai quai nhô ra khỏi bùn và chúng có thể đã ở đó trong hơn 1.000 năm. Trong đoạn video, người công nhân đã cố gắng thu thập mẫu xương bằng cách sử dụng cánh tay robot trên thiết bị lặn, nhưng nó rất giòn và vỡ vụn ngay khi chạm vào bề mặt.

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận sau khi xem video, trong đó có ý kiến cho rằng đây có thể là phần còn lại của một con Tylosaurus, chi bò sát biển khổng lồ tồn tại trong kỷ Phấn Trắng muộn cách đây 75 đến 86,5 triệu năm. Tuy nhiên, xương động vật tiền sử nếu còn tồn tại cho tới ngày nay thường chỉ được lưu giữ ở dạng hóa thạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News