Phát hiện bốn loài bọt biển ăn thịt mới

Loài bọt biển ăn thịt thường sinh sống và phát triển ở đáy biển sâu. Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra một số loài bọt biển ăn thịt cách đây khoảng 20 năm.

Gần đây, nhà sinh vật học Lonny Lundsten, Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) ở California, Mỹ, cùng với hai cộng sự người Canađa đã phát hiện và mô tả được bốn loài bọt biển ăn thịt mới sống ở đáy biển sâu, từ vùng Tây Bắc Thái Bình Dương cho đến tiểu bang Baja California.

Loài sinh vật này có hình dáng giống những nhánh cây bụi nhỏ trơ trụi, được bao bọc bởi những sợi lông nhỏ kết chặt với nhau tạo thành bẫy bắt mồi. Thức ăn của chúng là các loài động vật giáp xác nhỏ như tôm và cua.

Khi bắt được mồi, các tế bào bọt biển bắt đầu từ từ tiêu hóa xác con vật. Sau nhiều ngày, xác con mồi chỉ còn là một cái vỏ rỗng không.

Các nhà nghiên cứu MBARI đã ghi lại hình ảnh loài bọt biển mới ở dưới đáy biển sâu và tiến hành thu thập các mẫu vật. Bọt biển tiêu thụ thức ăn là các loài vi khuẩn và sinh vật đơn bào bơi trong nước thông qua một cơ quan đóng vai trò như một bộ lọc.

Ở độ sâu cả ngàn mét dưới đáy biển thì việc tìm kiếm thức ăn như vậy quả thực rất khó khăn, nên chúng thường săn bắt cả con mồi là những loài sinh vật lớn, giàu dinh dưỡng, như động vật giáp xác.

Phát hiện bốn loài bọt biển ăn thịt mới

Loài bọt biển này thuộc giống Asbestopluma, lần đầu tiên được phát hiện và lấy mẫu thu thập từ đỉnh núi ngầm Davidson, một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, nằm sâu dưới đáy biển miền Trung California.

Loài mới thứ hai có tên gọi Asbestopluma rickettsi, được đặt theo tên nhà sinh học biển Ed Ricketts. Các nhà khoa học đã phát hiện và tiến hành quan sát loài bọt biển này ở hai địa điểm thuộc vùng biển ngoài khơi Nam California.

Tại một điểm, họ quan sát thấy loài bọt biển sinh sống trong môi trường cùng với loài trai và giun ống, thức ăn của loài này là vi khuẩn đã hấp thu chất dinh dưỡng từ khí mê tan thoát ra từ đáy biển.

Mặc dù cơ thể loài A. rickettsi có nhiều gai, nhưng trong quá trình quan sát các mẫu vật thu thập được, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của những con mồi bị mắc kẹt. Nghiên cứu cho thấy cũng giống sinh vật chemosynthetic, nguồn ăn chủ yếu của chúng là vi khuẩn.

Loài Cladorhiza caillieti mới đây đã được phát hiện trong dòng dung nham phun dọc theo sườn núi lửa Juan de Fuca Ridge, ngoài khơi đảo Vancouver.

Một loài nữa là Cladorhiza evae, được phát hiện tại vùng biển phía nam, trong miệng phun thủy nhiệt Rise Alarcon, ngoài khơi bán đảo Baja California.

Quan sát mẫu vật của hai loài bọt biển: Cladorhiza caillieti và Cladorhiza evae, các nhà khoa học phát hiện có rất nhiều con mồi bị mắc kẹt giữa các gai trên cơ thể chúng.

Mặc dù rõ ràng các mẫu vật thu được cho thấy các loài bọt biển thường săn bắt và tiêu thụ động vật giáp xác bị mắc kẹt trong cái bẫy đặc biệt của chúng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn rất hy vọng họ có thể quan sát hình ảnh này thực tế trong tự nhiên.

Cho đến nay, tại vùng Đông Bắc Thái Bình Dương có thêm nhiều loài bọt biển ăn thịt đã được tìm thấy và thu thập lấy mẫu vật phục vụ cho công tác nghiên cứu của các nhà khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News