Phát hiện bức tượng Pharaoh Ramsses II tại Ai Cập

Một bức tượng Pharaoh Ramsses II - vua Ai Cập đời thứ ba của triều đại thứ 19 (1290-1223 trước Công nguyên) vừa mới được phát hiện tại nước này.

Pho tượng được làm bằng đá granite màu hồng, có chiều cao 247cm, rộng 200cm, dày 90cm. Nhóm chuyên gia Ai Cập-Đức, dưới sự chỉ đạo của nhà nghiên cứu Ai Cập học, Eva Lange (thuộc trường Đại học Göttengin của Đức), đã tìm thấy tại lối vào đền thờ Bastet (thần thổ địa của vùng Hạ Ai Cập) bị chôn vùi trong đống đổ nát của thời đại Hy Lạp - La Mã.

Xung quanh bức tượng Ramesses II còn có hai pho tượng thần linh khác là Atum và Bastet, cả ba đều được chạm khắc ở tư thế ngồi. Phần lưng của bức tượng Ramesses II được trang trí bằng chữ tượng hình.

Phát hiện bức tượng Pharaoh Ramsses II tại Ai Cập
Bức tượng Pharaoh Ramsses II vừa phát hiện.

Các pho tượng nói trên đều được tìm thấy trong khi tiến hành khai quật tại khu di tích khảo cổ học nổi tiếng Bubastis (hay được gọi là Tell Basta), thuộc thành phố Zagazig, cách thủ đô Cairo 83km về phía Đông Bắc.

Cách Bubastis không xa là một khu di tích khảo cổ khác với tên gọi là San Al-Hagar. Một nhóm các bức tượng giống như tượng Nhân Sư, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, chủ yếu được khai quật tại khu vực này. Bảo tàng ở London, Berlin và Copenhagen cũng đang giữ các bức tượng đá granite màu đen và đỏ, được tìm thấy ở San Al-Hagar.

Phát hiện nói trên tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về triều đại Ramsses II trên toàn bộ lãnh thổ hiện nay của Ai Cập với nhiều hiện vật còn chôn vùi dưới cát, ngoài ba địa điểm khảo cổ chính là Bubastis, Pi-Ramesses và Tanis.

Giám đốc Sở Cổ vật thuộc trung tâm đồng bằng sông Nile Adel Hussein, cho biết bức tượng nói trên tượng trưng cho nguồn gốc thần linh của Ramsses II. Ông vua này lúc đó được xem như một thần linh hạ giới để ngồi vào ngai vàng của Ai Cập.

Ramesses II là người nổi tiếng nhất trong lịch sử của Ai Cập cổ đại, nhất là các cuộc chiến tranh liên tiếp của ông chống lại người Hittite liên tục tấn công đe dọa biên giới Ai Cập.

Trong năm thứ tư dưới triều đại của mình, Ramesses II đã lãnh đạo chiến dịch đầu tiên chống lại vương quốc Amurru trước đây hình thành trên đất Palestin ngày nay.

Trong suốt 67 năm trị vì, Ramsses II đã cho xây dựng hàng ngàn tòa nhà nằm rải rác trên khắp lãnh thổ của mình, phản ánh việc mở rộng quyền lực của mình đối với toàn bộ đất nước Ai Cập.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News