Phát hiện các hạt giống virus khổng lồ trong rừng Mỹ

Các chuyên gia phát hiện những hạt khả năng cao là loại virus khổng lồ mới trong đất của rừng Harvard, Massachusetts, với những đặc điểm chưa từng thấy.

Theo nghiên cứu mới xuất bản trên cơ sở dữ liệu bioRxiv, một số hạt giống virus có lớp vỏ ngoài giống ngôi sao, số khác có những phần phụ hình ống kỳ lạ, Live Science hôm 31/7 đưa tin.


Các nhà khoa học phát hiện những hạt giống virus khổng lồ mới với các hình dạng độc đáo. (Ảnh: Matthias Fischer)

"Chúng tôi tìm được những hình dạng phong phú mới mẻ, chưa từng thấy trước đây. Tôi cá rằng nhiều hạt trong số đó, thậm chí phần lớn, là những virus hoàn toàn mới và lần đầu tiên được quan sát", đồng tác giả nghiên cứu Matthias Fischer, nhà virus học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Max Planck, nhận định.

Virus khổng lồ thường có kích thước từ 0,2 - 1,5 micromet và có bộ gene phức tạp, có thể chứa tới 2,5 triệu cặp base ADN. Con số này lớn hơn nhiều so với hầu hết virus, ví dụ như virus cúm với đường kính chỉ 0,08 - 0,12 micromet. Cho đến nay, giới chuyên gia nhận thấy virus khổng lồ thường lây nhiễm cho các sinh vật đơn bào, ví dụ như amip, hơn là động vật hoặc con người. Nhóm virus này đã được tìm thấy trong các hệ sinh thái trên khắp thế giới, bao gồm các đại dương, hồ ở Bắc Cực và thậm chí tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan chảy.

Năm 2018, một nhóm nhà khoa học khác phát hiện các virus khổng lồ trong đất của rừng Harvard bằng cách phân tích metagenomics. Cụ thể, họ so sánh vật liệu di truyền tìm được trong đất rừng với các trình tự gene sẵn có trong cơ sở dữ liệu toàn cầu về di truyền.

Nhưng trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia sử dụng phương pháp khác. Họ phân tích mẫu đất rừng bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), sử dụng các chùm electron bắn vào đất để quan sát hạt giống virus với độ chi tiết đáng kinh ngạc.

"Bộ gene chỉ có thể cho bạn hiểu đến một mức nhất định về một sinh vật, nên bạn không biết nó trông như thế nào. Virus khổng lồ không chỉ đa dạng về bộ gene mà còn về các hạt và cấu trúc", Fischer giải thích.

Tuy nhiên, vì nhóm của Fischer không thực hiện phân tích bộ gene nên không thể gọi chắc chắn các hạt mới phát hiện là virus, dù khả năng này rất cao. Thay vào đó, họ gọi chúng là "hạt giống virus" trong nghiên cứu mới.

Hình ảnh quan sát được cho thấy một hạt giống virus có vỏ hai lớp hình ngôi sao đặc biệt, một loại khác có nhiều sợi với độ dài, độ dày và mật độ khác nhau nhô ra từ bề mặt của hạt. Nhóm chuyên gia cho suy đoán, một số đặc điểm có thể giúp chúng bám vào tế bào chủ tốt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng những virus khổng lồ tương tự có thể được tìm thấy trong đất của các khu rừng gỗ cứng khác trên thế giới.

Fischer cũng nhấn mạnh, những hạt giống virus khổng lồ này có thể không phải là mối đe dọa với con người, mà là yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái. Nghiên cứu cho thấy virus trong đất là yếu tố then chốt của chu trình carbon - quá trình carbon di chuyển giữa các sinh vật, khoáng chất và khí quyển - vì chúng giúp kiểm soát sự dồi dào của những vi sinh vật ảnh hưởng trực tiếp đến dòng carbon trong lòng đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News