Phát hiện cây ăn thịt mới ở Campuchia
Một loại cây ăn thịt mới vừa được phát hiện ở vùng núi Cardamom, tây nam Campuchia. Việc phát hiện cây Nepenthes holdenii là bằng chứng cho thấy sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc ở khu vực này của đất nước Chùa Tháp.
Cây Nepenthes holdenii - (Ảnh: The Phnom Penh Post)
Những “chiếc bình có nắp” của cây Nepenthes holdenii do tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) phát hiện là những chiếc lá được “thiết kế” để bắt giữ và ăn thịt côn trùng. Những chiếc bình này có thể dài đến 30 cm.
Một sự thích nghi khác thường khác của loại cây này là nó có thể đối phó với hỏa hoạn và những đợt hạn hán kéo dài. Mùa khô ở Campuchia khiến rừng xơ xác và các vụ cháy rừng xảy ra thường xuyên. Cây Nepenthes holdenii tạo ra một củ lớn dưới lòng đất, từ đó mọc lên một dây leo mang bình mới sau khi hỏa hoạn chấm dứt.
Nhiếp ảnh gia người Anh Jeremy Holden là người đầu tiên khám phá loài cây ăn thịt mới, vì thế tên ông được đặt cho cây. Theo Holden: “Vùng núi Cardamom là một kho tàng của các loài động thực vật mới, nhưng việc phát hiện được một loài cây nắp ấm chưa có tên là một điều đáng ngạc nhiên”. Ông phát hiện và chụp ảnh loài cây này hồi năm 2006, nhưng mãi đến tháng 8 năm nay mới liên lạc và được nhà thực vật học người Pháp F. Mey xác nhận đây là loài cây ăn thịt mới.
Cây Nepenthes holdenii là loài mới nhất trong một loạt phát hiện ở vùng núi Cardamom thuộc tỉnh Koh Kong, trong đó có một loài ếch có máu xanh và một số loài bò sát. Trong khi đó, theo báo Phnom Penh Post, Nepenthes holdenii là loài cây nắp ấm ăn thịt thứ hai được phát hiện ở Campuchia trong thời gian gần đây. Hồi năm ngoái, một cây nắp ấm ăn thịt cao 7m được phát hiện ở vùng núi Bokor thuộc tỉnh Kampot.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
