Phát hiện cây thuốc quý giảo cổ lam
Một nhóm khoa học của trường ĐH Dược Hà Nội vừa công bố kết quả khảo sát và nghiên cứu về cây thuốc giảo cổ lam.
![]() |
Cây giảo cổ lam được phát hiện trên độ cao 2.000m. (Ảnh: T.Kỳ) |
Giảo cổ lam là một dược liệu rất quý hiếm và mới chỉ phát hiện thấy tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Cây này được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc gọi tên là JIAOGULAN.
GS.TS Phạm Thanh Kỳ cho biết: giảo cổ lam có tác dụng tăng cường chuyển hóa lipid giúp ổn định mức cholesterol trong máu và làm giảm béo hiệu quả mà không phải kiêng khem quá mức; bình ổn huyết áp, chống huyết khối, ngăn ngừa biến chứng tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc...
Cây thuốc này đã được cấp kinh phí để nghiên cứu và thuộc đề tài cấp nhà nước mã số KC:10.07.03.03 nghiên cứu trong thời gian (2002 - 2004). Cuối năm 2005, giảo cổ lam đã được dùng sản xuất chè. Đầu tháng 6/2006, Bộ Y tế đã thông qua đề tài nghiên cứu sản xuất giảo cổ lam thành thuốc dưới dạng viên nang. Nếu kết quả nghiên cứu thành công trong vòng 2-3 năm nữa thuốc dạng viên nang sẽ ra đời.
Khánh Chi

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
