Phát hiện cháy rừng tạo ra kim loại cực độc gây ung thư

Sau một số vụ cháy rừng dữ dội gần đây ở Bắc California (Mỹ), các nhà khoa học kiểm tra đất bị cháy và phát hiện nó chứa đầy kim loại gây ung thư gọi là crom hóa trị 6.

Theo Đài NBC News, theo nghiên cứu mới được công bố hôm 12-12 trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học phát hiện sức nóng từ cháy rừng nghiêm trọng có thể gây biến dạng kim loại lành tính, thường được tìm thấy ở đất California, thành chất gây ung thư khét tiếng: crom-6.


Một ngôi nhà bị cháy ở Paradise, California, năm 2018 - (Ảnh: AFP).

Ở dạng hóa trị 3, crom tương đối vô hại và có nhiều. Nhưng nghiên cứu mới cho biết với nhiệt độ cao hơn 199⁰C có thể xúc tác cho các phản ứng hóa học biến crom-3 thành dạng cực nguy hiểm crom-6.

Phát hiện mới này bổ sung thêm một hiểu biết bước ngoặt: các vụ cháy rừng đang bùng cháy ở các khu vực tự nhiên cũng có thể thải khói chứa kim loại độc hại vào khí quyển.

Tác giả của nghiên cứu, Scott Fendorf, giáo sư khoa học hệ thống Trái đất tại Đại học Stanford (Mỹ), cho biết cháy rừng thường cháy nóng hơn và lâu hơn, có nhiều khả năng biến đất vô hại thành bụi và tro gây ung thư.

Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế, crom-6 là chất gây ung thư nhóm một, có nghĩa nó sẽ gây ung thư ở người. Việc tiếp xúc với một lượng lớn crom-6 có liên quan đến ung thư phổi.

Trong một nghiên cứu trên chuột tiếp xúc với crom-6 trong nước uống, qua 2 năm một số con đã phát triển khối u ở miệng, ruột non và gan.

Các nhà nghiên cứu đã đến những địa điểm xảy ra cháy rừng ở dãy bờ biển phía Bắc của California, bao gồm vụ cháy Kincade năm 2019 và vụ cháy Hennessey năm 2020, để tìm kiếm crom-6.

Họ thu thập tổng cộng khoảng 38 lõi đất từ cả hai địa điểm rừng bị đốt cháy và những địa điểm chưa bị đốt cháy.

Kết quả, họ đã tìm thấy crom-6 tại nơi cháy rừng bùng phát dữ dội, nhất ở các cây bụi mọc ở những khu vực có đất “rắn” tương đối giàu kim loại.

Các nhà nghiên cứu tin rằng crom-6 có thể di chuyển trong khói cháy rừng, thổi như bụi sau khi đám cháy đã tắt và tồn tại trong nhiều tháng sau đó.

Ủy ban Tài nguyên không khí California năm 2023 đã thông qua quy định loại bỏ dần crom-6 tại các cơ sở công nghiệp.

Crom-6 là một chất cực độc gây ô nhiễm nổi tiếng. Nó là hóa chất trung tâm trong vụ kiện tập thể được mô tả trong bộ phim Erin Brockovich về ô nhiễm crom trong nước ở Hinkley, California - nơi kim loại này được sử dụng để chống ăn mòn trong tháp giải nhiệt nước tại trạm nén khí tự nhiên.

Khoảng 600 cư dân Hinkley đã thắng vụ kiện ban đầu trước Pacific Gas & Electric Co. (PG&E) với số tiền bồi thường 333 triệu USD. Theo Hãng tin AP, sau đó PG&E đã trả thêm 315 triệu USD để giải quyết các vụ kiện khác cũng liên quan đến crom-6.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành vi lạ của bầy chim ngay trước động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng cảm nhận được thảm họa?

Hành vi lạ của bầy chim ngay trước động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng cảm nhận được thảm họa?

Rất nhiều chim chóc có hành vi lạ ngay trước động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có phải những chú chim ở đó đã biết rằng động đất sắp xảy ra?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Nhân loại sắp gặp thảm họa nhiệt

Nhân loại sắp gặp thảm họa nhiệt "trở tay không kịp"

Nghiên cứu mới cho thấy nắng nóng cực đoan sẽ tấn công thế giới theo cách khó ngờ, với "danh sách đen" chứa cả tên những quốc gia mà người dân tưởng chừng chỉ e sợ cái lạnh.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News